Bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh thận đái tháo đường là gì? Cách phòng chống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh cầu thận đái tháo đường được xác định bởi protein niệu thường xuyên ở những người có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường hoặc ở những người có sinh thiết thận và có kết quả trong hoá xơ – xơ hoá cầu thận. Bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ năm thứ 10 ở những bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc Iusulin.
Tỷ lệ mắc bệnh thận đái tháo đường cao nhất từ giữa năm thứ 15 đến năm thứ 20 của đái tháo đường. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insuline, là yếu tố nguy cơ chính của phát triển bệnh lý thận do đái tháo đường cũng như bệnh lý võng mạc đái tháo đường.
Bên cạnh đó tăng đường huyết, tăng huyết áp cũng là các yếu tố nguy cơ khác gây nên những biến chứng ở thận trên bệnh nhân đái tháo đường.
Khoảng một nửa số bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường tử vong sau 7 năm xuất hiện protein niệu nếu không được điều trị hiệu quả. Ngược lại, bệnh nhân đái tháo đường không có protein niệu thì có thời gian sống gần như bình thường.
Cần lưu ý rằng, phần lớn những nguyên nhân tử vong ở bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin ít gắn liền với suy thận mà thường liên quan đến bệnh lý tim mạch, đặc biệt bệnh lý mạch vành.
Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân chiếm vị trí thứ nhất của suy thận mạn ở các nước phương tây. Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Trong đó, rất nhiều bệnh nhân Đái Tháo Đường type 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm nhất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tại sao bệnh ĐTĐ lại hay gây tổn thương thận?

Mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát lượng đường huyết. Theo thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó nhiều bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ.
Còn với bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã tăng tới 75%. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của ĐTĐ gây ra.
Hàng ngày, khi ăn các thức ăn có nhiều chất đạm, sau quá trình chuyển hóa sẽ có nhiều chất thải độc hại được tạo ra. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ, mà thành của các mạch máu này có những lỗ rất nhỏ giống như túi lọc.
Khi máu chảy qua các mạch máu thì những chất độc hại có kích thước rất nhỏ sẽ chui qua những lỗ này đi ra nước tiểu rồi được tống ra ngoài. Ngược lại, những chất có ích như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ này nên vẫn còn giữ lại trong máu.
Ở bệnh nhân Đái tháo Đường, do đường huyết tăng cao nên lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc quá sức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức thì hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Lúc đầu, protein xuất hiện trong nước tiểu với lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì sẽ có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nhưng nếu để muộn thì các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra theo đường nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần.
Cuối cùng, thận bị mất hoàn toàn chức năng nên gọi là suy thận giai đoạn cuối – điều này đồng nghĩa với việc, nồng độ các chất thải độc hại như ure, creatinin trong cơ thể tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh Đái tháo đường, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để loại bớt chất độc ra ngoài.
Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân bị ĐTĐ lâu năm, Đái tháo đường tuýp 1, huyết áp cao, hút thuốc lá hay có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu,… là những yếu tố nguy cơ làm tăng bị biến chứng thận ở bệnh nhân Đái Tháo Đường.

Dấu hiệu của biến chứng thận

Trong giai đoạn đầu, thận vẫn có khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương nên chức năng thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện.
Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không rõ ràng như: bị phù, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn và giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước và nó thúc đẩy biến chứng thận do ĐTĐ nặng thêm.
Khi người bệnh bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu.
Điều này dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim,… gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận rất nặng.

Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng vì biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ.
Các bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng suy thận hoặc hội chứng thận hư cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa đánh giá và có kế hoạch điều trị tích cực cũng như: chế độ ăn, sinh hoạt, khi nào cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận,…
Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh nên kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và có thể dùng thuốc. Với bệnh nhân đã có protein niệu đại thể nên thực hiện chế độ ăn giảm chất đạm vừa phải (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ ngày) để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn.
Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân cần phải có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Và khi thận suy khả năng thanh lọc thuốc sẽ giảm, nếu không được điều chỉnh liều thuốc thì thuốc có xu hướng tích lũy lại trong máu nên các bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết.
Kiểm soát tốt huyết áp cũng có vai trò quan trọng vì tăng huyết áp ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận. Mục tiêu huyết áp ở những bệnh nhân đã có protein niệu đại thể hoặc bị suy thận thì huyết áp nên đưa xuống mức 120/70 mmHg.
Cách đơn giản để hạ huyết áp là phải thực hiện đồng thời với kiểm soát cân nặng hợp lý, bỏ rượu và thuốc lá, ăn nhạt, tập thể dục đều đặn và hợp lý với tình trạng sức khỏe.
Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng đến thuốc hạ huyết áp sớm. Có một số nhóm thuốc ngoài khả năng làm hạ huyết áp còn có tác dụng lên hệ thống mạch thận, có tác dụng bảo vệ thận và làm chậm tiến triển biến chứng thận của bệnh nhân Đái tháo đường như thuốc nhóm ức chế men chuyển hoặc nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II.

Thuốc điều trị tiểu đường

Các thuốc này được khuyến cáo là thuốc điều trị ban đầu cho các bệnh nhân Tiểu Đường tăng huyết áp hoặc có biến chứng thận. Thông thường, các bệnh nhân phải cần tới 2 đến 4 loại thuốc mới có thể kiểm soát được huyết áp đạt mục tiêu.
Những phương pháp điều trị can thiệp như kiểm soát đường huyết và huyết áp thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng lớn, tốt nhất là ngay khi bệnh nhân được phát hiện Đái tháo đường.
Khi bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị thay thế thận suy bằng phương pháp lọc máu chu kỳ (2 đến 4 lần mỗi tuần) là việc làm hết sức cần thiết để duy trì cuộc sống cho bệnh nhân. Có hai cách lọc máu là: chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
Cả hai cách này đều tuân theo nguyên lý sử dụng một máy hoặc màng bụng đóng vai trò như quả thận để lọc máu, loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Một phương pháp điều trị thay thế khác rất hiệu quả, đó là ghép thận, nhưng chưa được phổ biến bởi chi phí quá cao và kỹ thuật thực hiện phức tạp.

nutrisdaily-tieu-duong

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh. vì vậy, người bệnh thận đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý.
 

Để lại một bình luận

×
×

Cart