Bệnh máu khó đông ở người tiểu đường

Bệnh máu khó đông là hiện tượng rối loạn quá trình đông máu, người bệnh hầu như phải chung sống suốt đời với nó. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh máu khó đông ở người tiểu đường lại càng nguy hiểm. Người bệnh cần nắm rõ cách phòng và điều trị căn bệnh này.

Bệnh máu khó đông ở người tiểu đường

Bệnh máu khó đông tuy là một bệnh hiếm gặp (hiện có khoảng 5.000 người mắc bệnh này ở nước ta) nhưng hậu quả để lại của bệnh này vô cùng nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng phát hiện và chữa trị, tuổi thọ của bệnh nhân không quá 13.
Bệnh xuất hiện do cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố làm đông máu, thường gặp là yếu tố 8 và 9. Gene sản xuất hai yếu tố đông máu này chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có tính di truyền.
Nam giới mang bộ nhiễm sắc thể XY, khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Với nữ giới mang bộ nhiễm sắc thể XX, chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc, nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh. Nếu cô gái chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài nhưng không loại trừ trường hợp vẫn có thể truyền cho con.
Xuất phát từ cơ chế hình thành bệnh như vậy nên bệnh máu khó đông hầu như xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Tuy nhiên, cũng có đến 1/3 trường hợp do đột biến gene khiến nữ giới mắc bệnh và có thể di truyền đến thế hệ sau.
Đây là một căn bệnh lạ, hiếm gặp, nên rất nhiều người không chú ý và thường chủ quan, khi phát hiện thấy triệu chứng khác thường mới đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế thì đã quá muộn, hoặc thậm chí lại đưa đến nơi chữa bệnh khác.
Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, thường gặp nhất và cũng nguy hiểm là ở mũi, chân răng, cơ, khớp,… Tuy nhiên, chảy máu khớp nguy hiểm nhất vì khi tái phát nhiều lần dễ gây viêm, biến dạng khớp.
Người bị bệnh tiểu đường thường rất lâu lành vết thương so với người bình thường. Do vậy, khi người bệnh tiểu đường lại thêm mắc bệnh máu khó đông rất nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh cao.

Cách phòng bệnh máu khó đông

Người bệnh cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập, chấn thương dẫn đến chảy máu.
Khi có hiện tượng chảy máu, cần vệ sinh sạch sẽ và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương cẩn thận.
Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá huỷ, người bệnh sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Điều trị định kỳ ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động xấu của bệnh.
Những người bệnh bị máu khó đông nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng phải hết sức chú ý, nên ăn bí ngô, rau cải, xà lách,…
Gia đình có người bị bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn về cơ chế di truyền, tránh kết hôn gần huyết thống vì nguy cơ truyền bệnh cho đời con rất cao.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đó là bộ phận rất dễ chảy máu.
Tránh ăn các thức ăn cứng, tránh đồ ăn có xương, vỏ, càng hay vảy, nên tách những đồ trước khi cho người bệnh ăn tôm, cua, cá.

máu khó đông

Cách điều trị bệnh máu khó đông ở người tiểu đường

Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài, người bệnh cần xác định phải chung sống suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Đây là căn bệnh chưa có một biện pháp hữu hiệu nào có thể chữa được tận gốc. Các biện pháp chữa trị thường thấy là bổ sung yếu tố đông máu suốt đời.
Bệnh nhân mắc bệnh bệnh máu khó đông nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, có thể có tuổi thọ như người bình thường. Nhưng nhiều người dường như chưa hiểu hết về căn bệnh nguy hiểm này, do đó không có điều kiện chữa trị nên tuổi thọ của người bệnh thường chỉ khoảng 24.
Để có thể “sống chung với bệnh”, bệnh nhân bệnh máu khó đông, khi thấy các dấu hiệu mắc bệnh như: xuất hiện nhiều vết bầm tím; chảy máu cam, khó cầm máu; chảy máu khó cầm khi đánh răng; đau và sưng phù các khớp xương; đái ra máu,… thì cần đến ngay các trung tâm để được điều trị ngay.
Trường hợp người bị bệnh nhẹ thì không nhất thiết phải truyền các yếu tố đông máu.
Nếu trường hợp người bị bệnh nặng thì cần phải thường xuyên bổ sung các yếu tố đông máu từ bên ngoài để phòng các cơn chảy máu.
Theo bác sĩ, người bệnh tiểu đường bị máu khó đông cần luyện tập để giúp cho các thớ cơ chắc chắn hơn, khỏe mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp, tạo cho mình một sức khỏe tôt. Nhưng không nên quá mức vì va chạm mạnh sẽ làm cho khớp bị xuất huyết.
Khi biết mình đã bị bệnh máu khó đông thì 6 tháng một lần nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, tránh các hoạt động mạnh gây chấn thương, không tiêm bắp, không châm cứu, không massage, tránh thuốc aspirin, ibuprofen,  naproxen… vì các thuốc này làm gia tăng chảy máu.
Để an toàn hơn cho sức khỏe của mình, người bị bệnh bệnh máu khó đông cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi khi sử dụng. Gia đình bệnh nhân cũng cần được tư vấn về cơ chế di truyền của bệnh. Đặc biệt chú ý tránh kết hôn gần huyết thống, dễ truyền bệnh cho con.
Người bệnh tiểu đường bị máu khó đông cũng không nên bi quan vì hiện nay, khoa học phát triển mạnh mẽ, nhiều phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại ra đời. Nên người bệnh hoàn toàn có quyền hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh không bị bệnh khác.
 

Trả lời

×
×

Cart