Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không là câu hỏi mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.  

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu. Với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Tiểu đường thường được chia thành: tiền đái tháo đường, tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại tiểu đường đều có nguyên nhân và biểu hiện khác nhau.

bệnh tiểu đường lài gì ?

Bệnh tiểu đường gây biến chứng gì?

Bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng nhanh trên thế giới, được coi là căn bệnh giết người thầm lặng bởi những diễn tiến âm thầm mà nó mang lại. Đặc biệt, bệnh đang ngày càng trẻ hóa và tăng nhanh ở nước đang phát triển.
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh tiểu đường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bao gồm: di truyền; lối sống không lành mạnh; chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, ăn thức ăn nhanh quá nhiều; thừa cân béo phì; lười vận động thể thao,…
Đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, liệt dương,… Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Cho đến nay, không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Vì đây là một căn bệnh mãn tính. Mục tiêu chính trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu.
Việc kiểm soát này được thực hiện nghiêm ngặt qua chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên và phù hợp. Đồng thời, kết hợp sử dụng thuốc hay dòng sản phẩm chức năng thiên nhiên để đảm bảo an toàn mà vẫn hiệu quả cao.
Dựa tren cơ sở đó, bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tích cực mỗi ngày. Để tự điều trị cho chính mình, cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Tiểu đường là căn bệnh liên quan tới nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc  giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo đúng bữa trong ngày, như: sáng, trưa, chiều. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm tăng đường huyết buổi sáng. Người tiểu đường cũng không nên ăn các thực phẩm, thức ăn nhanh và chế biến sẵn.
Người bệnh không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Thay vào đó, chọn các loại trái cây nhưng là trái cây ít ngọt và không nên lạm dụng.

Trứng va bệnh tiều đường

Hạn chế mỡ máu ở người tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa việc sử dụng mỡ động vật vì chúng chứa lượng cholesteron rất lớn. Bạn nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu olive,… Các chuyên gia khuyến cáo, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày.
Bệnh nhân có thể ăn các loại thịt nạc, không chứa mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt vì chúng chứa nhiều cholesterol và hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích,…
Bệnh nhân bị tiểu đường nên đưa lượng tinh bột đưa vào cơ thể chỉ bằng khoảng 50 đên 60% so với người bình thường. Thức ăn chứa tinh bột nên ăn loại bánh mì nguyên chất như bánh mỳ đen và ăn gạo lứt, khoai tây, khoai sọ,…
Đồng thời người đái tháo đường nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, lớp vỏ ít bị chà xát để chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Luyện tập thể thao phù hợp

Tập những bài tập thể dục phù hợp tình trạng sức khỏe, thường xuyên và đúng cách cũng là một giải pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích, giúp kiểm soát đường huyết.
Đặc biệt, đối với bệnh đái tháo đường týp 2, tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được lên kế hoạch chi tiết. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ của bạn về liệu trình tập luyện cụ thể để tránh tập luyện quá sức.
Luyện tập thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài. Đồng thời, giúp cơ thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin và làm giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

Tập luyện thể dục thể thao tốt cho người tiểu đường

Đây là tác dụng rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 vì tình trạng giảm độ nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường máu ở người bệnh.
Ngoài ra, tập thể dục đều đặn có thể còn giảm trung bình 5 – 10mmHg huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Hơn nữa, giúp giảm trọng lượng cơ thể, loại bớt lượng mỡ thừa ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đi khám sức khỏe định kỳ

Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thường xuyên thì người bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhất là các cơ quan dễ bị tổn thương như: mắt, thận và khám răng miệng 1lần/ năm.
Trong các giai đoạn sau, người bệnh tốt nhất nên rút ngắn thời gian đi khám xuống còn 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện sớm biến chứng nếu có, để có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng

Người bệnh tiểu đường nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ tự nhiên, an toàn, lành tính và đặc biệt không gây tác dụng phụ. Một trong những dòng sản phẩm kết hợp điều trị đái tháo đường hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và được hàng ngàn người tin dùng đó là Nutri.S daily Diabetes’s Health.
Nutri.S daily Diabetes’s Health là sản phẩm sử dụng 100% nguồn thảo dược thiên nhiên, chuẩn hóa từ vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Được bào chế dưới dạng viên tiện lợi, mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống 1 viên.

nutrisdaily-tieu-duong

Thành phần đặc biệt trong Nutri.S daily Diabetes’s Health

Trong Nutri.S daily Diabetes’s Health có chứa hoạt chất ALA (alpha lipoleic acid) là thành phần thảo dược chiết xuất từ quả óc chó. Hoạt chất này mang đến những tác dụng kép như: cải thiện độ nhạy của Insulin, tăng vận chuyển Glucose vào các tế bào, giảm nồng độ Glucose trong máu, giúp duy trì ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Không những thế, Nutri.S daily Diabetes’s Health còn bổ sung 26 vitamin và khoáng chất giúp cải thiện và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Đặc biệt, Nutri.S daily Diabetes’s health giúp tăng cường chuyển hóa các chất, cung cấp năng lượng, nâng cao thể trạng cho người bị tiểu đường, đồng thời phòng chống các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Các kết quả điều trị cho thấy, Nutri.S daily Diabetes’s Health giúp người bệnh ổn định chỉ số đường huyết lâu dài mà không gây hạ đường huyết.
Qua bài viết, hi vọng bạn đã tự trả lời thắc mắc bấy lâu nay, bệnh tiểu đường có chữa được không? Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn cũng có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu để hạn chế tối đa những biến chứng mà bệnh có thể gây ra.
 

Để lại một bình luận

×
×

Cart