Đái tháo đường ăn gì

Đái tháo đường ăn gì luôn là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân băn khoăn, vì chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc  giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng. Mục tiêu cơ bản của dinh dưỡng cho người bị tiểu đường là tránh sản sinh lượng đường trong máu.

Chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó, lượng gluxit chiếm 50%, protid chiếm 15% và lipit chiếm khoảng 35% lượng calo chung của khẩu phần ăn hằng ngày.
Các loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh đái tháo đường thường đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường như bệnh tim.
Những thực phẩm trong danh sách này không phải là thức ăn duy nhất mà người bệnh ăn, nhưng nên sử dụng thường xuyên trong bữa ăn sẽ giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể. Đặc biệt, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế dùng chất béo.

Đái tháo đường ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh đái tháo đường nên ăn:

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Trong các loại rau xanh, rau bina và hành rất tốt cho người tiểu đường:
Rau chân vịt  là nguồn cung cấp axit folic, mangan, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B2, và vitamin B6, chất xơ, axit béo omega-3,… giúp ổn định đường huyết.
Hành có chứa vitamin C, vitamin H và crôm. Crôm là một loại chất khoáng giúp các tế bào phản ứng với insulin do đó giúp kiểm soát glucose trong máu.
Các loại trái cây tươi chứa ít đường như: táo, bơ, bưởi, cam, quýt,… cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù một số loại trái cây ngọt có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhất định.
Nhưng loại đường đó vẫn giữ lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp; cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì nó cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể

trái cây

Táo xanh: Một nghiên cứu năm của trường Y tế Công cộng Harvard đã chỉ ra rằng những người dùng hơn 5 quả táo mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 thấp hơn 23% so với những người không ăn táo. Hơn nữa, một trái táo vừa có chứa 3 gam chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Bơ: Bơ được biết đến có thể cải thiện mức cholesterol, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2008 cho thấy, những người thường xuyên ăn bơ ít bị bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những không ăn 25%.
Một số loại rau củ lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường như: mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina… Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và lượng calo thấp.

bơ sáp

Chất béo tốt

Nguồn chất béo có trong hạnh nhân, quả óc chó, dầu oliu, dầu đậu phộng,… sẽ giúp ích lớn trong việc giảm nồng độ cholesterol trong máu do có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, những quả như hạnh nhân cũng giúp giảm sự tăng lên của đường huyết sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho  chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Cá là nguồn cung cấp ra chất béo & chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, cá hồi là một nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3 tuyệt vời,  rất cần thiết cho độ nhạy cảm insulin. Axit béo omega-3 có trong cá hồi cũng có tác dụng ngăn ngừa viêm, tổn hại mạch máu và các biến chứng do bệnh tiểu đường như các vấn đề về tim nhờ chứa nhiều vitamin B và D.
Bệnh nhân nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Sữa

Sữa là nguồn cung cấp đường, đạm, canxi, vitamin và chất khoáng dồi dào. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng 1-2 khẩu phần (một khẩu phần chứa 12 g chất đường, 8 g đạm, 0-8 g chất béo, 90-150 kcal). Người bệnh nên chọn các loại sữa ít hoặc không béo, các loại sữa chua ít béo, không đường.

Chất đạm

Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại thịt nạc không chứa mỡ như thịt lợn nạc, thịt bò. Trong đó, thịt bò chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, do vậy rất tốt cho người bị tiểu đường.
Như vậy, người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, cá, dầu thực vật, sữa, trứng… Những thực phẩm này chứa nguồn dinh dưỡng giúp ổn định lượng đường huyết cơ thể.  Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo lượng thức ăn theo chế độ của chuyên gia để phù hợp với thể trạng và giai đoạn mắc bệnh.
 

Để lại một bình luận

×
×

Cart