Những lưu ý để đo đường huyết chính xác nhất

Đối với người bệnh đái tháo đường, cần phải đo lượng đường huyết thường xuyên. Do vậy, ngoài việc được kiểm tra đường huyết bởi các bác sĩ, bạn cũng nên tự mình theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết mini. Dưới đây là những lưu ý để đo đường huyết tại nhà chính xác nhất mà bạn nên biết.

Rửa tay trước khi đo đường huyết

Việc rửa tay trước khi tiến hành đo đường huyết có vẻ đơn giản nhưng chính sự đơn giản này khiến nhiều người chủ quan mà bỏ qua. Việc này rất quan trọng, vì nếu tay bạn dính đường, nó có thể sẽ lan sang các mẫu máu khiến kết quả lượng đường trong máu của bạn tăng cao.
Vì vậy, người bệnh nên rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô trước khi tiến hành đo đường huyết, nếu tay chưa lau khô và còn dính nước sẽ làm mẫu máu bị pha loãng, khiến kết quả đo được sẽ thấp hơn so với mức đường huyết thực tế.
Song song với rửa tay, bạn cũng cần lau sạch tay nếu sử dụng miếng gạc tẩm cồn hoặc dung dịch khử trùng có chứa cồn trước khi đo đường huyết. Nếu trên tay bạn dính cồn cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả đo được.

Kiểm soát chất lượng que thử

Với mỗi lô que thử máu, bạn nên kiểm tra một vài mẫu để xem chúng có đảm bảo chuẩn chất lượng của nhà sản xuất hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: chèn các que thử vào máy đo đường huyết của bạn, sau đó nhỏ một hai giọt dung dịch mẫu lên que thử và so sánh kết quả đo được với kết quả ghi trên nhãn do nhà sản xuất quy định.
Nếu kết quả không đúng so với phạm vi mà nhà sản xuất quy định hãy báo lại cho nhà sản xuất, bởi vì nếu không kết quả cũng sẽ có thể không chính xác với mẫu máu của bạn.
Đồng thời, bạn cần bảo quản que thử đường huyết đúng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chẳng hạn như: không để que thử trong xe hoặc nơi có nhiệt độ cao, nơi có độ ẩm cao,… Việc bảo quản chúng trong điều kiện quá lạnh cũng không tốt, có thể gây ra các sai số khi đo.

Lưu ý thêm về que thử đo đường huyết:

Ngoài ra, bạn nhớ kiểm tra hạn sử dụng của que thử. Vì que thử có độ chính xác giảm theo thời gian vì vậy trước khi sử dụng nên chú ý xem mẫu còn sử dụng được không.
Nói chung trong quá trình bạn tự đo đường huyết, bất cứ yếu tố nào cũng có thể xảy ra và làm kết quả bị sai lệch. Vì vậy, nếu bạn đọc được một kết quả bất thường mà dường như không phù hợp với tình trạng thực tế.
Ví dụ như kết quả lượng đường trong máu thấp bất thường mà bạn không hề có triệu chứng hạ đường huyết, thì tốt nhất nên kiểm tra lại một lần nữa trước khi quyết định đưa ra một biện pháp điều trị phù hợp.

Những bước thực hiện đo đường huyết một cách chính xác nhất

Mặc dù máy đo đường huyết trở thành một trong những thiết bị y tế khá phổ biến để đo lượng đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những bước thực hiện đo đường huyết để có được kết quả chính xác nhất:

Bước 1: Vệ sinh nơi lấy máu

Nên rửa tay hoặc vị trí lấy màu sạch bằng xà phòng điều này có tác dụng diệt khuẩn và làm cho máu lưu thông tốt hơn. Nếu vào những ngày thời tiết lạnh bạn nên rửa tay bằng nước ấm.
Vì như thế, máu sẽ lưu thông đến điểm lấy máu tốt hơn, bạn sẽ lấy được lượng máu đủ để kiểm tra chính xác lượng đường huyết trong máu.
Sau đó, lau tay thật khô để khi lấy que thử ra khỏi lọ que sẽ không làm ướt que thử và khi lấy máu, máu sẽ không lan trên da khi lấy máu.

Bước 2: Chuẩn bị bút để lấy máu

Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút thì chỉ cần giật mạnh ra là được. Lắp kim lấy máu mới, cài vào ống bút ( nhớ cắm kim chạm đáy ống bút).
Tiếp đó, vặn đầu bút lấy máu vào. Tùy thuộc vào từng loại bút, ví dụ một số loại thông dụng, bạn chỉ cần vặn đến khi nào nghe tiếng báo hiệu khớp với thân bút. Nhưng một số loại, có nhiều nấc điều chỉnh độ nông sâu của kim cho phù hợp với từng loại da.

Bước 3: Cắm que thử vào máy

Lấy que thử cắm vào máy, máy sẽ tự động khởi động, có thể khởi dộng máy trước rối gắn que vào sau. Lưu ý: phải đậy nắp hộp que ngay sau khi lấy que ra (không được mở hộp quá 15s)
Máy sẽ tự động nhận diện và hiện số code trên máy. Bạn phải chắc chắn rằng số code hiện trên máy cùng với số code ghi trên hộp que. Nếu 2 số này không khớp nhau thì không tiến hành đo và liên hệ nhà cung cấp.

Bước 4: Thực hiện lấy máu

Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu. Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu. Ấn nút kim lấy máu sẽ đi tới và đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Sau đó, nặn cho máu ra chừng 1 gọt.

Bước 5: Tiến hành phân tích máu

Chạm nhẹ mẫu máu vào khe lấy máu của que thử, khi máu đã được hút đầy khe máy sẽ kêu tiếng bíp báo hiệu máu đã đủ và đếm ngược để cho kết quả.
Sau ít thời gian, máy sẽ hiển thị kết quả đo là mmol/L hoặc mg/dL tùy vào việc bạn cài đặt đơn vị đo khi lần đầu sử dụng. Nếu bạn chưa cài đặt đơn vị đo thì bạn lấy đơn vị mmg/dL chia cho 18 = đơn vị mmol/L.

Trên đây là quy trình chuẩn sử dụng máy đo đường huyết để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy đo đường huyết On-call EZ II. Với công nghệ cảm biến sinh học tân tiến, máy cho kết quả chuẩn xác.
Chỉ cần một lượng máu mạo mạch nhỏ khoảng 1.0μL, một que thử với thời gian đo 10 giây bạn đã có kết quả rất nhanh chóng và tiện dụng giúp bạn khỏi tốn nhiều thời gian và công sức.

nutrisdaily-tieu-duong

Bạn có thể mua dòng máy đo đường huyết On-call EZ II này cùng với sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ thảo dược tự nhiên Nutri.S daily Diabetes’s Health của công ty TNHH Glory Pharma để điều trị bệnh hiệu quả nhất

 

Trả lời

×
×

Cart