Kiểm tra và chẩn đoán mãn kinh

Những triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh đôi khi không rõ ràng vì có thể là biểu hiện của những bệnh khác nên rất dễ khiến chị em nhầm lẫn. Để xác định chính xác nhất, chị em nên tiến hành kiểm tra và chẩn đoán mãn kinh.

Dự đoán giai đoạn mãn kinh

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, làn da xạm đi, tăng cân nhanh nhất là vùng bụng,…  trước khi bạn chuyển sang tuổi 40, có thể bạn đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh.
Thời kỳ mãn kinh được xác nhận lâm sàng sau 12 tháng mà không có kinh nguyệt.
Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ pH ở âm đạo để giúp xác nhận thời kỳ mãn kinh.
Thời kỳ mãn kinh là một quá trình sinh học xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng rụng trứng và sản xuất ít estrogen – progesterone hơn. Bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa của bạn cũng có thể giúp xác định xem bạn đang bắt đầu mãn kinh hay không. Họ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, theo dõi chu kỳ của bạn, và có thể tiến hành một vài thử nghiệm.

Dự đoán giai đoạn mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu từ khoảng ngoài 50 tuổi. Nó có thể bắt đầu nếu bạn không có kinh nguyệt trong vòng hơn 12 tháng.

Triệu chứng mãn kinh

Trước tiên, bạn có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng mãn kinh vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi mãn kinh thực sự bắt đầu. Đây được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy bao gồm:

  • Mái tóc mỏng do gãy rụng, khô
  • Da kém mịn màng, nám, sạm da
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nóng bừng và dễ chuyển sang lạnh đột ngột
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi bất thường trong tâm trạng, dễ cáu gắt
  • Tăng cân nhanh chóng, nhất là vụng bụng
  • Thường xuyên đau đầu, mất ngủ
  • Suy giảm trí nhớ

Triệu chứng mãn kinh

Bạn có thể không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhưng không nhận thấy bất kỳ triệu chứng mãn kinh nào khác, thì hãy đi khám bác sĩ hoặc thử nghiệm. Vì có thể bạn đang mang thai chứ không phải mãn kinh.

Khám sức khoẻ để chẩn đoán mãn kinh

Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi tất cả triệu chứng mà bạn đang trải qua, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chúng. Lưu ý về thời gian bạn có kỳ kinh nguyệt cuối cùng và báo lại bất kỳ điều bất thường nào đã xảy ra. Lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn đang dùng đê bác sỹ biết.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về ngày của kỳ hành kinh cuối cùng cũng như tần suất bạn gặp các triệu chứng nêu trên. Đừng ngại nói ra tất cả các triệu chứng của bạn, kể cả việc thay đổi tâm trạng, khó ngủ hay vấn đề tình dục.
Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể, mang tính chuyên môn. Thông thường, nếu bạn gặp phải nhiều triệu chứng cùng một lúc, bạn có thể được chẩn đoán là mãn kinh.
Bác sĩ có thể kiểm tra độ pH của âm đạo để xác nhận mãn kinh. Thông thường, độ pH âm đạo khoảng 4,5 nhưng trong thời kỳ mãn kinh, độ pH âm đạo tăng lên đến 6 lần.

Khám sức khoẻ để chẩn đoán mãn kinh

Nếu bạn đang có các triệu chứng mãn kinh, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác, chẳng hạn như u xơ tử cung hoặc bệnh trạng tuyến giáp. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:

  • Một xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) và estrogen
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp
  • Đo lượng lipid
  • Xét nghiệm chức năng gan và thận
  • Kiểm tra hormone kích thích tạo nang trứng

Kiểm tra nồng độ hormone

Mặc dù hiếm khi nhưng bác sĩ cũng có thể yêu cầu thử máu để kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) và estrogen. Trong thời kỳ mãn kinh, mức FSH của bạn tăng lên và mức estrogen giảm.
Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt của bạn, FSH, một hoocmon được giải phóng từ tuyến yên trước, kích thích sự trưởng thành của trứng cũng như là một hoóc môn được gọi là estradiol. Estradiol là một dạng estrogen chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tử cung, ống dẫn trứng và âm đạo.
Ngoài việc xác nhận mãn kinh, xét nghiệm này có thể phát hiện dấu hiệu rối loạn tuyến yên. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu thêm xét nghiệm máu để kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp (TSH), vì chứng suy giáp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như mãn kinh.

Mãn kinh sớm

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của mãn kinh trước tuổi 40, có thể bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm:

  • Khiếm khuyết về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Turner
  • Bệnh tự miễn dịch, như bệnh tuyến giáp
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung
  • Hóa trị hoặc các phương pháp xạ trị ung thư khác

Mãn kinh sớm

Nếu bạn dưới 40 tuổi và không có kinh nguyệt trong thời gian hơn 12 tháng, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra thời kỳ mãn kinh sớm. Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều xét nghiệm tương tự như đã đề cập ở trên, đặc biệt là các xét nghiệm được sử dụng để xác định mức estrogen và FSH của bạn.
Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim và các vấn đề sức khoẻ khác. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải vấn đề này, việc kiểm tra thời kỳ mãn kinh sớm giúp bạn biết cách quản lý sức khoẻ của mình tốt nhất. Bạn có thể vẫn có kinh nguyệt hoặc có thai ngay cả khi được chẩn đoán là bị mãn kinh sớm.

Sau chẩn đoán

Khi đã được xác nhận là mãn kinh, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Bạn có thể không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu triệu chứng của bạn không trầm trọng. Nhưng bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng một số loại thuốc và liệu pháp hormone để đối phó với các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Một số triệu chứng có thể làm bạn khó duy trì các hoạt động hàng ngày như trước: ngủ, sinh hoạt tình dục, nhan sắc, sức khỏe và thư giãn. Nhưng bạn có thể thực hiện thay đổi lối sống để giúp đối phó với các triệu chứng. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất.
Mãn kinh là giai đoạn “thuận theo tự nhiên” của cuộc đời người. Mặc dù nó gây ra không ít phiền toái nhưng chỉ cần kiểm tra và chẩn đoán mãn kinh thì bạn sẽ sớm phát hiện và có cách điều trị phù hợp. Từ đó, thời kỳ mãn kinh của bạn đến và đi rất nhẹ nhàng, không nên quá lo âu.

Để lại một bình luận

×
×

Cart