Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, ở giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt càng phổ biến.

Kinh nguyệt bình thường

Ở phụ nữ trưởng thành, chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường thường trong khoảng 21 đến 35 ngày. Đối với những bạn gái mới bắt đầu có kinh nguyệt, do buồng trứng phát triển chưa hoàn thiện nên chu kì kinh nguyệt thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.
Kinh nguyệt thường kéo dài 3 đến 5 ngày, một số trường hợp hành kinh 2 đến 7 ngày. Mỗi lần hành kinh, nữ giới mất khoảng 20 – 200 ml máu kinh. Thực tế, máu kinh nguyệt chỉ chứa 1 ít máu, còn lại là chất nhầy ở cổ tử cung, âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung.

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên vào giai đoạn tiền mãn kinh, tình trạng rối loạn kinh nguyệt “gõ cửa” chị em nhiều hơn.
Vì ở giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng ở buồng trứng của người phụ nữ bắt đầu suy giảm, giảm dần việc tiết ra hai loại hormone estrogene và progesterone.
Chính điều này đã khiến cho nội tiết tố nữ bị mất cân bằng nên quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt là sự không ổn định, thay đổi thất thường, không theo chu kì của kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh (thống kinh) đến kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh thưa, kinh ít (thiểu kinh, vô kinh).

Các triệu chứng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt không khó để nhận biết vì triệu chứng khá rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng có thể tố cáo bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt:

Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt

Tình trạng này xảy ra 1 đến 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về cả thể chất lẫn cảm xúc.
Ngược lại, một vài người khác có thể chỉ phải trải qua rất ít triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, đau lưng, đau ngực, nhức đầu, thèm ăn, nổi mụn, dễ cáu gắt, mệt mỏi uể oải, lo lắng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ, dễ xúc động,..

Kinh thưa

Kinh thưa là tình trạng chu kỳ kinh từ 35 ngày trở lên cho đến tận 3 tháng. Nguyên nhân là vì quá trình rụng trứng không xảy ra hoặc noãn bào bị thoái hóa trước khi rụng, gây ra hiện tượng kinh thưa.

Kinh mau

Ngược lại với kinh thưa là kinh mau. Đây là tên gọi của dạng chu kỳ kinh ngắn dưới 3 tuần hoặc ngắn hơn. Nguyên nhân của rối loạn này là do nang noãn sớm trưởng thành, giai đoạn phát triển rút ngắn.

Rong kinh

Rong kinh là tình trạng chảy máu kéo dài trên 7 ngày, có hai loại rong kinh là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. Rong kinh thực thể là do có tổn thương ở tử cung hay ở buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung,… Còn rong kinh cơ năng là do rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh gây ra.

Cường kinh

Cường kinh là dạng rối loạn có ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều, trên 200ml. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, do có nguy cơ tổn thương thực thể ở tử cung làm tử cung co bóp không được tốt và cầm máu chậm. Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh bị tăng huyết áp hay rối loạn đông máu sẽ làm tăng nguy cơ cường kinh.

Mất kinh

Là hiện tượng không có kinh từ 3 tháng trở lên do suy giảm nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố, tâm lý lo âu trước sự thay đổi của bản thân,… dẫn đến nhiều chu kỳ không xảy ra phóng noãn, gây mất kinh.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh, chị em nên xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh. Theo đó, ăn uống khoa học, sinh hoạt khoa học và suy nghĩ tích cực.  Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống

Chị em không nhất thiết phải ăn uống kiêng khem mà chỉ cần ăn uống lành mạnh. Mỗi bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất với nhau.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến các loại thực phẩm bổ sung estrogen như: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây.

Chế độ ăn uống

Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo là: đậu nành và sản phẩm từ đậu nành, các loại rau quả họ đậu, hạt mè, quả óc chó, hạt hướng dương hay cá biển, rong biển, rau đinh lăng,…
Đồng thời, không nên sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích, các loại chất béo.

Tinh thần lạc quan

Nếu những áp lực công việc hay cuộc sống khiến chị em mệt mỏi, dễ phát cáu thì chị em nên điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc lại cho hợp lý.
Và tránh thức khuya ảnh hưởng tinh thần ngày hôm sau. Đồng thời, chị em có thể tham gia những câu lạc bộ phù hợp sở thích để luôn giữ cho mình tinh thần cân bằng và thư thái, đầu óc thư giãn, tránh stress, trầm cảm.

Tinh thần lạc quan

Luyện tập thể thao thường xuyên

Chị em tốt nhất nên duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Việc luyện tập thể thao thường xuyên không chỉ giúp ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh mà còn duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

Luyện tập thể thao thường xuyên

Thăm khám phụ khoa

Thăm khám phụ khoa định kỳ góp phần phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh về phụ khoa. Hơn nữa, có biện pháp chữa trị sớm để hạn chế tối đa biến chứng, hậu quả của bệnh.

Thăm khám phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng rất dễ gặp phải ở phụ nữ tiền mãn kinh, chủ yếu do sự suy giảm nội tiết tố. Chị em cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để góp phần lớn vào việc hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
 

Để lại một bình luận

×
×

Cart