Bệnh tiền đái tháo đường

Bệnh tiền đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện ra, dễ chẩn đoán nhầm và tỉ lệ biến chứng cao, gây nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, hơn 15% dân số mắc tiền đái tháo đường, gấp đôi số người bị bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức xếp loại như bệnh tiểu đường. Hầu hết người bệnh đều phải trải qua một giai đoạn rối loạn trước khi mắc tiểu đường túyp 2, gọi là tiền đái tháo đường, tên thường gọi là “đường huyết hơi cao”.

Nguyên nhân của tiền đái tháo đường là gì?

Nguyên nhân của tiền đái tháo đường có thể do sự mất cân bằng giữa glucose và insulin. Tuyến tụy có thể không thể sản xuất đủ insulin sau bữa ăn để điều hòa lượng đường đến từ máu. Hoặc các tế bào có thể kháng lại insulin, chúng không cho insulin hộ tống đường từ máu vào tế bào.
Thông thường, cơ thể bạn sản xuất một hormone gọi là insulin để giúp của các tế bào sử dụng năng lượng (glucose) từ nguồn thực phẩm đi vào cơ thê.
Insulin là một loại hormone từ tuyến tụy, tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động như một chìa khóa mở ra cánh cửa cho phép đường đi vào các tế bào. Insulin làm giảm lượng đường trong máu.
Khi bạn bị tiền tiểu đường, quá trình này bắt đầu làm việc không đúng theo quy trình trên. Tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc các tế bào trở nên kháng với insulin hoặc cả hai. Thay vì vào các tế bào, đường tích tụ lại trong máu, lâu ngày gây ra bệnh tiền đái tháo đường.
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cũng như các vấn đề y tế nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. Bị tiền tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn 50% so với những người bình thường.

Triệu chứng tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng. Trong đó, rối loạn sắc tố da là một trong số ít các dấu hiệu của tiền tiểu đường. Các khu vực có thể bị ảnh hưởng như: cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.
Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và có thể chỉ ra rằng tình trạng tiền đái tháo đường của bạn đã tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành làm xét nghiệm:

  • Khát nước
  • Tăng tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Tầm nhìn giảm, mắt mờ
  • Vết loét hoặc vết cắt sẽ không lành

Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ đối với tiền tiểu đường, như:

  • Thừa cân, béo phì: Các mô mỡ nhiều hơn, đặc biệt là xung quanh bụng, làm tăng thêm khả năng các tế bào trở thành kháng với insulin.
  • Lười hoạt động: người ít hoạt đồng càng có nhiều nguy cơ bị tiền tiểu đường. Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
  • Tuổi trên 45: Nguy cơ gia tăng tiền tiểu đường khi già đi, đặc biệt là sau tuổi 45 do họ có xu hướng tập thể dục ít hơn và tăng cân khi có tuổi. Tuy nhiên, người lớn tuổi không phải là những người duy nhất có nguy cơ bị tiền tiểu đường, tỷ lệ mắc các rối loạn này cũng gia tăng ở các nhóm tuổi trẻ hơn.
  • Yếu đố di truyền: Các nguy cơ tăng tiền tiểu đường nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Đối với phụ nữ, có hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tăng trưởng tóc quá mức và béo phì, làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Chủng tộc:  Mặc dù nó không rõ lý do tại sao, những người thuộc các chủng tộc như: người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương, có nhiều khả năng phát triển tiền tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Nếu phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tăng lên sau đó. Nếu sinh ra một em bé nặng hơn 4,1 kg cũng có nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường.
  • Thiếu ngủ: Một số nghiên cứu gần đây cho rằng thường xuyên ngủ ít hơn 5,5 giờ một đêm có thể tăng nguy cơ bị tiền tiểu đường.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường

Để xác định nếu bạn có bị tiền đái tháo đường hay không, các bác sĩ có thể thực hiện một trong các xét nghiệm sau:

Thử lượng đường trong máu khi nhịn ăn (FPG):

Mẫu máu sẽ được thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất tám giờ hoặc qua đêm. Với thử nghiệm này, lượng đường trong máu mức 100-125 mg / dL (5,6-6,9 mmol / L) được xem là tiền tiểu đường. Xét nghiệm này đôi khi được gọi là glucose lúc đói (IFG).

Kiểm tra sau uống đường

Một mẫu máu sẽ được thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất tám giờ hoặc qua đêm. Sau đó, uống dung dịch có đường, và mức độ đường trong máu sẽ được đo lại sau hai giờ. Mức đường trong máu mức 140-199 mg / dL (7,8-11,0 mmol / L) được xem là tiền tiểu đường. Điều này đôi khi được gọi là suy giảm dung nạp glucose (IGT).

Xét nghiệm Glycated hemoglobin (HbA1c)

Xét nghiệm máu cho thấy mức độ trung bình đường trong máu trong hai đến ba tháng qua. Nó hoạt động bằng cách đo tỷ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Lượng đường trong máu cao hơn, hemoglobin sẽ có đường đính kèm nhiều hơn. Mức HbA1c từ 6 đến 6.5 phần trăm được xem là tiền tiểu đường.

Lời khuyên dành cho người bị bệnh tiền đái tháo đường

Thay đổi lối sống có thể giúp nhiều người tiền tiểu đường trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa – sự bắt đầu của bệnh tiểu đường. Những lời khuyên thay đổi lối sống dành cho người bệnh ở giai đoạn tiền đái tháo đường:

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân dư thừa. Nếu đang thừa cân, giảm chỉ 5 đến 10 phần trăm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Để giữ cho trọng lượng trong phạm vi lành mạnh, tập trung vào thay đổi ăn và thói quen tập thể dục. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích của của giảm cân như: giúp có một trái tim khỏe mạnh, tự tin, khỏe mạnh hơn.

kiểm soát cân nặng với nguy cơ tiểu đường và tiền đái tháo đường

Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục vừa phải trong 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như: bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ nhanh giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tập thể dục Aerobic giúp ổn định nhịp tim, giảm cân và ngăn ngừa tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường loại 2.
Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm đường huyết. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi lựa chọn 1 môm thể thào nào đó để đảm bảo sức khỏe của bạn.

tập thể dục hạn chế nguy cơ tiền tiểu đường

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch. Theo đó, người bệnh nên ăn các thức ăn có chỉ số GI thấp, tăng cường chất xơ mỗi ngày. Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no hoặc bỏ bữa.

ăn uống lành mạnh ngừa bệnh tiền tiểu đường

Đồng thời, kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung để ổn định đường huyết và thoát khỏi bệnh tiền đái tháo đường, phục hồi sức khỏe như Nutri.S daily Diabetes’s Health của Glory Pharma.
Nutri.S daily Diabetes’s Health sử dụng 100% nguồn thảo dược thiên nhiên, là sự kết hợp đồng điệu của hơn 26 loại vitamin và khoáng chất. Trong đó, hoạt chất ALA giúp cải thiện độ nhạy của Insulin, tăng vận chuyển Glucose vào các tế bào, giảm nồng độ Glucose trong máu, ngăn ngừa sự phát triển biến chứng của bệnhtiền đái tháo đường.

Để lại một bình luận

×
×

Cart