Bệnh tiểu đường được xem là 1 trong 4 “đại dịch” của thế kỷ. Bệnh đang ngày càng gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Những con số báo động về bệnh tiểu đường
Năm 2015, thống kê cho thấy đã có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới. Cho đến năm 2040, con số này dự đoán sẽ tăng lên khoảng 642 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số trưởng thành, trong đó có 93 triệu người đang bị biến chứng.
Nhưng điều đáng lo ngại là cứ 2 người mắc bệnh đái tháo đường thì có một người không được chẩn đoán và chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng. Tại Việt Nam, có đến gần 64% người mắc đái tháo đường nhưng không hề biết mình bị bệnh.
Đáng lo hơn, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất trên thế giới. Đặc biệt ở các thành phố lớn, với tỷ lệ này ở mức báo động.
Theo nguồn thông tin tin cậy, dự báo tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54% trong vòng 20 năm (2010 – 2030) thì tại Việt Nam chỉ trong 10 năm vừa qua đã tăng tới 200%.
Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng từ 7,7% lên gần 14%. Hiện tại, ước tính cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), đái tháo đường là bệnh mãn tính không lây đang gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới. Trong đó, có đến 80% bệnh nhân sống tại các nước đang phát triển bao gồm có Việt Nam. Bệnh đái tháo đường đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong hiện nay.
Lo ngại về bệnh tiểu đường tại Việt nam
Điều khiến các chuyên gia lo ngại là tỷ lệ mắc bệnh của Việt Nam tăng rất nhanh và trải đều trên toàn quốc chứ không chỉ tập trung ở hai thành phố lớn. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở miền Tây Nam Bộ, sau đó đến duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng (có thủ đô Hà Nội), và Đông Nam Bộ (TP.HCM).
Ngoài ra, độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang ngày càng trẻ hóa.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đường ngoài vấn đề chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt còn do vấn đề dân số tăng nhanh, tỷ lệ già hóa dân số nhanh.
Trong suốt một thời gian dài, tổng năng lượng không thay đổi nhưng khẩu phần bữa ăn thay đổi nhanh chóng. Điều này đã tạo ra sự mất cân bằng trong khẩu phần ăn và dư thừa năng lượng.
Ví dụ: mức độ tiêu thụ dầu, mỡ ở nước ta tăng nhanh từ 12g/ người/ ngày vào năm 1985 đã tăng lên 24,9g vào năm 2000 và tăng vọt lên 37,7g vào năm 2010, cao hơn rất nhiều các nước khác trên thế giới.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường đang trở thành “đại dịch” trên toàn thế giới. Cứ 11 người trưởng thành thì có một người bị đái tháo đường. Số bệnh nhân tử vong do căn bệnh này cao gấp hơn 3 lần so với HIV/AIDS hay lao và gấp gần 10 lần so với sốt rét.
Theo ý kiến một số chuyên gia, đái tháo đường là vấn đề y tế nan giải. Nếu bệnh phát hiện, điều trị muộn sẽ gây ra hậu quả nặng nề, trở thánh gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đái tháo đường tiến triển từ từ nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mù lòa, suy thận, tổn thương bàn chân, loét chân có thể phải cắt cụt chi,…
Như vậy, có thể khẳng định bệnh tiểu đường rất nguy hiểm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lo lắng vì bệnh có thể phòng được.
Tuy nhiên, đái tháo đường là bệnh có liên quan chặt chẽ đến lối sống. Theo đó, mọi người cần xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý, giảm đường, giảm muối, không uống rượu bia ở mức gây hại, không hút thuốc lá, hoạt động thể lực thường xuyên để nâng cao sức đề kháng,…
Đặc biệt, tất cả mọi người cần nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh “giết người thầm lặng” này. Khi xác định mình có những dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh cao thì phải đi làm xét nghiệm sớm để quản lý, điều trị kịp thời. Đặc biệt quan trọng là
Phát hiện sớm để giảm tỉ lệ biến chứng
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ thông tin về bệnh để thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu là điều cần thiết để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện và điều trị chậm trễ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh và góp phần làm tăng chi phí y tế.
Để phòng chống bệnh tiểu đường, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia.
Đồng thời, đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu theo định kỳ tại các cơ sở y tế, nhất là người trên 40 tuổi.
Bài viết trên đây hi vọng bạn đã tự trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường có nguy hiểm không. Hãy chủ động phòng, tránh bệnh một cách tích cực.
Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện và điều trị sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.