Phụ nữ mang thai thường gặp những vấn đề gì về sức khỏe là vấn đề mà không chỉ người mẹ mà người thân cũng rất quan tâm. Để giúp chị em hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, chị em hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1/. Phụ nữ mang thai thường gặp hiện tượng tăng cân
Sức khỏe và trọng lượng của trẻ lúc sinh ra liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ (tính từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), cân nặng của mẹ tăng TB 1,5 – 2,5 kg trong 3 tháng.
- Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu cần tăng khoảng 5 – 6,5kg
- 3 tháng cuối cùng từ tuần thứ 26 trở đi, đa phần lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn.Trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36 – 38 sẽ là 12 – 13 kg so với cân nặng trước khi mang thai.
So với nhu cầu của phụ nữ không mang thai là 2100kcal/ngày thì nhu cầu năng lượng ở phụ nữ mang thai là 2500 – 3000kcal/ ngày. Do vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tăng thêm khoảng 25% trọng lượng cơ thể khi không mang thai.
2./ Thiếu máu là hiện tượng phụ nữ mang thai thường gặp
Khi chưa mang thai, nước chiếm khoảng 72% trọng lượng cơ thể phụ nữ. Trong số đó, có khoảng 5% ở trong mạch máu, 70% ở trong nội bào và dịch kẽ chiếm khoảng 25%.
Đến khi mẹ mang thai, lượng dịch nội bào dù không thay đổi nhưng thể tích trong lòng mạch và dịch kẽ đều tăng. Thể tích huyết tương tăng, đạt cao nhất chung quanh tuần lễ thứ 32.
Thể tích trung bình khi chưa mang thai là 2600ml, thể tích cao nhất ở người có thai con so là 3850ml – tăng khoảng 41%, con rạ là 4100ml – tăng khoảng 57%.
Như vậy, khối lượng máu trung bình tăng 50%, chủ yếu là huyết tương. Máu có xu hướng loãng, làm cho thiếu máu nhược sắc và giảm áp lực thẩm thấu.
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: mẹ dễ sảy thai, nhau tiền đạo, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm; con sinh ra bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài
3./ Phụ nữ mang thai dễ bị các bệnh về xương khớp
Trong giai đoạn mang thai, tử cung của người mẹ cần mở rộng ra để tạo “không gian” cho thai nhi. Đây là lý do cơ và dây chằng tử cung bị kéo căng gây ra các cơn đau nhức cho bà bầu.
Nhất là những tháng đầu thai kỳ, bà bầu kém ăn, hay bị nôn ói do thai nhi, dẫn đến rối loạn điện giải, gây chứng co cơ.
Không chỉ những tháng đầu thai kỳ mà cả những tháng cuối, do nhu cầu sử dụng canxi của thai nhi tăng lên theo sự phát triển cơ thể đã làm thay đổi canxi nội bào, ngoại bào.
Điều này gây rối loạn canxi, dẫn đến hiện tượng chuột rút ở bà bầu. Và thiếu canxi, thai nhi sẽ phải lấy canxi từ cơ thể người mẹ, gây loãng xương sau này ở người phụ nữ.
Theo tổ chức Y tế thế giới WTO, Nhu cầu Canxi tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai là 1200 – 1500mg/ ngày. Do vậy, việc bổ sung canxi đầy đủ cho phụ nữ mang thai là điều vô cùng quan trọng.
4./ Phụ nữ mang thai còn bị nám da, rạn da
Phụ nữ mang thai thường gặp những hiện tượng như: tăng cân, cần lượng máu nhiều hơn bình thường nên dễ bị thiếu máu, các bệnh về xương khớp.
Bên cạnh vấn đề sức khỏe đó, nhan sắc của mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt. Từ tuần thai thứ 4, da mẹ xuất hiện các vết nám trên trán, gò má, cổ. Đồng thời, ở hai bên hố chậu hoặc song song với cung đùi có xuất hiện vết rạn do tử cung phát triển to ra.
Nám da, rạn da trong giai đoạn mang thai thường thấy ở rất nhiều phụ nữ.
5./ Khả năng miễn dịch của phụ nữ mang thai suy giảm hơn
Và vấn đề cuối cùng phụ nữ mang thai thường gặp liên quan đến khả năng miễn dịch. Khi mang thai, phụ nữ dễ xuất hiện các triệu chứng như: ốm nghén, chán ăn, buồn nôn,…
Hiện tượng này kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm bệnh như cảm cúm.
Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất cuộc đời người mẹ nhưng cũng là giai đoạn người mẹ đối diện với nhiều vấn đề cả về sức khỏe và nhan sắc.
Bài viết hi vọng đã giải đáp giúp bạn đọc băn khoăn phụ nữ mang thai thường gặp những vấn đề gì. Hãy cùng chăm sóc cho sức khỏe cả mẹ và bé nhé!