Người bị bệnh tiểu đường có ăn chuối được không? là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bởi có nhiều bài viết nhưng có quan điểm không giống nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tự có cho mình câu trả lời.
Biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra
Người bị bệnh tiểu đường do đường máu tăng cao kéo dài nên có nguy cơ mắc phải hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Điển hình là các biến chứng gây ra tại các cơ quan đích như: tim, mắt, thận, thần kinh và mạch máu.
Đã mắc bệnh tiểu đường thì cho dù ở type 1 hay type 2 thì biến chứng nó gây ra đều làm tăng nguy cơ bệnh về tim và đột quỵ, cắt cụt chi, suy thận cùng và nhiều rủi ro khác.
Nhưng điều này không có nghĩa là ai mắc tiểu đường cũng sẽ bị biến chứng nguy hiểm. Bằng cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Vì vậy, người bệnh phải đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao hợp lý, sinh hoạt kho học kết hợp chỉ định của bác sĩ phụ trách và sản phẩm tốt để đạt hiệu quả cao nhất.
Người bị bệnh tiểu đường có ăn chuối được không?
Tin vui dành cho những người bị bệnh tiểu đường thích ăn chuối mà còn băn khoăn đó là người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chuối hằng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:
Biết bao nhiêu carbs trong khẩu phần ăn
Khi quản lý bệnh tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải biết có bao nhiêu carbohydrate trong khẩu phần ăn. Một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 30gram carbs, một lượng vừa phải cho một bữa ăn nhẹ.
Tuy nhiên, nếu ai đó ăn cả chuối với nguồn carbohydrate khác, chẳng hạn như một mẩu bánh mì hoặc ngũ cốc, bạn sẽ phải tính lượng carb và giảm lượng thức ăn đi. Điều này giúp đảm bảo rằng, bạn không ăn quá nhiều carbohydrate trong một bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.
Ăn chuối với một nguồn chất béo hoặc protein “lành mạnh”
Ăn một quả chuối kết hợp với nguồn chất béo không bão hòa hoặc protein lành mạnh, chẳng hạn như bơ, hạnh nhân, có thể có tác động tích cực đến lượng đường huyết.
Điều này sẽ giúp người bệnh có lượng chất đầy đủ, lâu có cảm giác đói và kiểm soát lượng đường trong máu. Thêm vào đó, sự kết hợp này có thể tạo ra một bữa ăn đặc biệt ngon miệng.
Xem xét việc ăn chuối khi chưa chín
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chuối xanh hoặc chưa chín hẳn có xu hướng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu vì chúng có ít đường hơn so với những quả chín.
Ăn chuối nhỏ
Việc kiểm soát khẩu phần có thể đóng vai trò trong lượng đường tiêu thụ trong chuối. Nếu một người chọn chuối nhỏ hơn, họ sẽ ăn ít carbs. Ví dụ, một quả chuối nhỏ dài 15cm có 23g carbohydrate mỗi khẩu phần, trong khi một quả chuối lớn có 35g carbohydrate.
Bạn có thể ăn bao nhiêu mỗi ngày?
Lượng chuối ăn mỗi ngày còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người bệnh. Đường trong máu có thể gây tăng lượng đường trong máu khác nhau ở mỗi người. Vậy nên không có số lượng chuối cụ thể mà người bệnh có thể ăn được, nhưng hầu hết mọi người đều có thể thưởng thức ít nhất 1 quả chuối mỗi ngày mà không có vấn đề cả.
Như vậy, bài viết hi vọng đã giúp bạn đọc tự trả lời được câu hỏi, người bị bệnh tiểu đường có ăn chuối được không. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đừng quên sử dụng kết hợp Nutri.S daily Diabetes’s Heath của Glory Pharma để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!