Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Đây là vấn đề rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy bệnh có đe dọa sức khỏe của thai nhi không?

Tiểu đường thai kì là gì và có triệu chứng rõ rệt không?

Đái tháo đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xảy ra trong thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Cơ thể của bạn không thể sản xuất đủ insulin để xử lý các ảnh hưởng của một đứa trẻ đang phát triển và thay đổi lượng hooc mon.
Đái tháo đường thai kỳ đang trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến hàng ngàn phụ nữ mang thai. Từ 5% đến 10% phụ nữ mang thai sẽ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ và điều này thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Tất cả phụ nữ đều được kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ như một phần của cuộc kiểm tra định kỳ với bác sĩ của họ. Mặc dù không có lý do tại sao phụ nữ bị đái tháo đường thai nghén, nhưng bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nếu:

  • Trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần
  • Có tình trạng béo phì trước khi mang thai
  • Tăng cân nhanh trong quá trình mang bầu
  • Có tiền sử gia đình về bệnh đái tháo đường type 2
  • Đã có bệnh đái đường khi mang thai trong lần mang thai trước
  • Đã từng sinh con nặng trên 4kg
  • Có tiền sử gia đình về ĐTĐ thai nghén

triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Nếu không được chẩn đoán hoặc không điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường thai kì có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này làm tăng có thể làm tăng nguy cơ bé bị thừa cân và phát triển tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Thông thường, mẹ bầu bị đái tháo đường ít có triệu chứng, chủ yếu được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ bằng nghiệm pháp tăng đường huyết. Hiếm khi bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra khát nước quá mức hoặc đi tiểu tăng lên.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kì

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao một số phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ cũng sẽ giống như loại bệnh tiểu đường khác, mức đường huyết cơ thể luôn cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.  Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó tăng lượng đường trong máu.
Những nguyên nhân khác cũng dễ gây nên bệnh này chính là: do ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, huyết áp cao, lười vận động,…

Tiểu đường thai kì ảnh hưởng mẹ và bé như thế nào

Tiểu đường thai kì tuy không đe dọa tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng lớn đên sức khỏe của mẹ và bé.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật lên gấp 4 lần
  • Thai to dễ gây sang chấn lúc sinh như: trật khớp vai, gãy xương đòn,…
  • Nguy cơ phải sinh mổ do thai lớn
  • Băng huyết sau sinh
  • Đa ối: nhiều nước ối làm cho các sản phụ khó chịu hoặc đau đớn trước khi đẻ. Thậm chí, đa ối sẽ khiến mẹ bầu sinh non hoặc vỡ ối gây nguy hiểm tới cả mẹ lẫn con.

Ảnh hưởng tới thai nhi

  • Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi. Mẹ bầu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh. Các dị tật có thể gặp ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bị tật tim mạch như: thông liên nhĩ, thông liên nhất và đảo chỗ các mạch máu lớn,…
  • Thai to hoặc phát triển kém
  • Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi, hạ đường huyết
  • Suy hô hấp cấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng vì insulin tăng cao.
  • Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 đến 5 lần

ảnh hưởng tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ được quản lý như thế nào

Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh

Thưởng thức thực phẩm từ cả bốn nhóm thực phẩm và chia thành các bữa ăn nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát nồng độ đường trong máu và cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bạn và con phát triển khỏe mạnh.

tập thể dục thai kỳ

Tăng cân bình thường khi mang thai

Trọng lượng cơ thể khi mang thai cũng tùy thuộc vào trọng lượng của bạn trước khi mang thai. Do đó, hãy kiểm soát cân nặng trước khi và trong suốt quá trình mang thai. Giảm cân không được khuyến cáo cho mẹ bầu nhưng hãy trò chuyện với bác sĩ về việc tăng cân hợp lý cho bạn, để đảm bảo sức khỏe 2 mẹ con.

Hãy vận động cơ thể nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giúp bạn:

  • Tạo năng lượng cho cơ thể của bạn
  • Giảm căng thẳng
  • Ngủ tốt hơn
  • Giảm sự khó chịu khi mang thai
  • Chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi sinh
  • Lấy lại vóc dáng cơ thể nhanh hơn sau khi sinh
  • Tuy nhiên, mẹ bầu nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định tập luyện môn nào đó để không hại chính mình và thai nhi.

vận động thai kỳ

Kiểm tra lượng huyết ở nhà

Kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có biện pháp điều trị sơm bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Sản phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc trong thời gian mang thai. Đặc biệt, không được mang tâm lý buồn chán, lo lắng, stress vì sẽ dễ làm bệnh nặng thêm.

yoga thai kỳ

Tiêm insulin, nếu cần

Đôi khi ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất không đủ để kiểm soát nồng độ đường trong máu. Nên bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm insulin trong suốt thời gian bạn mang thai. Insulin sẽ giúp giữ mức đường trong máu trong phạm vi cho phép. Điều này sẽ giúp giữ cho bạn và con của bạn được khỏe mạnh.
 

Trả lời

×
×

Cart