Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì và có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Hầu hết mọi người lần đầu tiên biết tin bị mắc bệnh tiểu đường đều cảm thấy bất an, bởi đâu đó, ban đã nghe về biến chứng mà căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ các loại tiểu đường để từ đó biết cách điều trị đúng nhé.
Tiểu đường type 1 là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormon insulin. Nếu không có insulin, các tế bào của cơ thể không thể biến glucose (đường) thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.
Những thực phẩm có chứa chất bột đường sau khi ăn, qua hệ tiêu hóa đều được chuyển hóa thành một loại đường được cơ thể hấp thu nhanh chóng vào máu và làm cho đường huyết tăng cao – glucose .
Để điều tiết lượng đường này ở mức ổn định, insulin sẽ vận chuyển đường vào trong tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, một phần được chuyển về dự trữ trong gan để sử dụng khi chúng ta ngủ vào ban đêm hoặc giữa các bữa ăn trong ngày.
bệnh đái tháo đường type 1 cơ thể không thể xử lý glucose do thiếu insulin. Điều này làm tăng lượng đường trong máu và có thể gây ra cả vấn đề ngắn hạn và dài hạn.
Bệnh đái tháo đường túyp 1 diễn ra thường xuyên nhất ở những người dưới 30 tuổi, tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy gần một nửa số người mắc bệnh này được chẩn đoán trên 30 tuổi. Khoảng 10 – 15% trường hợp mắc bệnh tiểu đường là tuýp 1.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Rất khát nước, cảm giác háo nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ, không tập trung
  • Luôn luôn cảm thấy đói
  • Vết thương, vết loét lâu lành
  • Khô, ngứa trên da
  • Mắt mờ đi
  • Sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân
  • Nhức đầu thường xuyên
  • Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
  • Chân bị thường bị chuột rút
  • Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn,… Mất nước lâu ngày cũng gây ra suy nhược cơ thể, làm bạn mệt mỏi thường xuyên, tính khí thay đổi thất thường.

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường type 1 được chẩn đoán bởi sự kết hợp của các triệu chứng, độ tuổi và xét nghiệm máu của bạn.
Tiêu chuẩn mới chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Đường huyết lúc đói  > 126 mg/dL (7 mmol/l).
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose, được đo 2h sau khi uống 75mg glucose > 200mg/dL (11,1mmol/l).
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL (11,1mmol/l) sau 2 lần thử ngẫu nhiên.
  • Hemoglobin A1C > 6,5%

Điều trị tiểu đường type 1

Biến chứng của tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng cấp tính:

  • Người bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bị biến chứng cấp tính nhiều hơn người tiểu đường type 2 do không thể có khả năng sản xuất insulin mà phải nhận trực tiếp từ ngoài.
  • Nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton được coi là biểu hiện ban đầu của đái tháo đường tuýp 1. Khi tế bào không nhận đủ glucose, cơ thể tăng tạo glucose từ chất béo làm giải phóng quá nhiều acid gây nên tình trạng nhiễm toan ceton. Điều này tương đối nguy hiểm, có thể đẫn đến tử vong.
  • Hạ đường huyết: có thể xảy ra khi tiêm quá liều insulin hoặc do nhịn đói quá lâu. Bạn có thể gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, đau đầu, run rẩy, lú lẫn,… thậm chí là hôn mê nếu không được bổ sung glucose kịp thời.
  • Tuy nhiên, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp, nhiều người bệnh đã vượt qua được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

    Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không

Biến chứng mạn tính:

  • Tổn thương mắt (võng mạc): lượng đường máu tăng cao kéo dài khiến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương gây biến chứng võng mạc mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa.
  • Tổn thương thần kinh: bệnh có thể gây tổn thương thần kinh theo nhiều cách khác nhau, trong đó, tổn thương thần kinh ngoại biên chiếm phổ biến gồm: gây hoại tử bàn chân, cẳng chân và bàn tay. Nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp lưu lượng máu nghèo nàn làm chậm lành vết thương, có thể dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi. Đường máu cao cũng gây hại đến các thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa,…
  • Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận. Suy thận là kết quả cuối cùng nếu đường huyết vẫn không được kiểm soát.
  • Trên tim và mạch máu: tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ đáng kể mắc các bệnh về động mạch vành, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, đột quỵ, xơ vữa động mạch, …

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Điều trị tiểu đường type 1

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm insulin suốt đời. Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý: về liều lượng (nếu quá liều có thể gây hạ đường huyết đột ngột, ngược lại có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết cấp tính), thời gian, vị trí tiêm (chỗ tiêm thường mẩn đỏ, sưng, đau, ngứa do đó nên thay đổi thường xuyên).

Tuy nhiên, việc tiêm trực tiếp insulin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: hạ đường huyết, hạ kali máu, mẩn đỏ, kích ứng da, tăng cân…
Vì vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên cân nhắc khi sử dụng thuốc nhiều, tham khao ý kiến bác sĩ. Đồng thời, có thể kết hợp sử dụng dòng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định chỉ số đường huyết lâu dài mà không gây hạ đường huyết.
nutrisdaily-tieu-duong
 

Để lại một bình luận