Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, hoặc cơ thể trở nên đề kháng với các phản ứng bình thường của insulin (có đủ insulin nhưng lại hoạt động không hiệu quả), hoặc kết hợp cả hai. Khi đó, glucose sẽ không được đưa vào trong tế bào mà ở lại trong máu, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2
Tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 85 – 90% các trường hợp mắc bệnh và liên quan đến tình trạng đề kháng insulin. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu lành mạnh: ăn uống không điều độ, lười vận động, áp lực của công việc đè nặng, căng thẳng trong một thời gian dài,… Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2:
- Thường phát triển ở người lớn trên 45 tuổi nhưng ngày càng xảy ra ở các nhóm tuổi trẻ hơn bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ.
- Người thừa cân hay béo phì
- Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc từng mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai
- Tiền sử trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2
- Người từng được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường
- Có chỉ số xét nghiệm HDL-cholesterol thấp (< 35 mg/dl) hoặc triglycerides máu cao (> 250 mg/dl)
- Người bị cao huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg).
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Đề kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Insulin là một hoóc môn tự nhiên, có tác dụng giúp điều hòa lượng đường (glucose) trong máu. Sau mỗi bữa ăn, glucose máu sẽ tăng cao, lúc này tuyến tụy sẽ được kích thích tiết ra insualin để vận chuyển glucose vào trong các tế bào khắp cơ thể và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 2, cơ thể bạn trở nên đề kháng với insulin. Điều này buộc tuyến tụy của bạn phải làm việc nhiều hơn để tạo ra nhiều insulin hơn. Theo thời gian, điều này có thể làm hỏng các tế bào trong tuyến tụy của bạn. Cuối cùng, tuyến tụy của bạn không thể tạo ra bất kỳ loại insulin nào nữa.
Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể bạn không sử dụng nó hiệu quả, glucose sẽ bị tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Tiểu đường type 2 cũng có nguyên nhân do béo phì, làm tăng nguy cơ kháng insulin và đái tháo đường.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 2
Nhiều người bị tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng dồn dập như tiểu đường type 1 nên ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Một số dấu hiệu dưới đây có thể là những dấu hiệu gợi ý của bệnh khó phát hiện sớm này:
- Khô miệng, luôn có cảm giác khát nước
- Đi tiểu nhiều hơn
- Cảm thấy mệt mỏi và mơ màng
- Luôn luôn cảm thấy đói, ngay cả khi vừa ăn xong
- Có các vết trầy xước lâu lành
- Mờ mắt
- Nhức đầu
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
- Bị chứng chuột rút thường xuyên
- Tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở tay, chân
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
Bệnh đái tháo đường type 2 và những biến chứng nguy hiểm
Đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài làm tổn hại tới các mạch máu và dây thần kinh, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Cứ mỗi phút trên thế giới lại có khoảng 6 người bệnh tử vong do các biến chứng tiểu đường. Những biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường type 2 gây ra:
Về thần kinh
Trên hệ thần kinh ngoại biên, xuất hiện các triệu chứng như: tê bì, có cảm giác kiến bò ở bàn tay, chân. Nếu nặng hơn có thể khiến người bệnh đau như kim châm, nóng rát và dần mất cảm giác cơ thể.
Triệu chứng biến chứng thần kinh tự chủ, người bệnh có thể thấy nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức,…
Gây nhiễm trùng da
Tiểu đường type 2 gây biến chứng nhiễm trùng thường gặp ở răng miệng, ngoài da. Đặc biệt, nhiễm trùng kiểu này rất khó chữa và dễ dẫn đến hoại tử, cắt cụt chi của người bệnh.
Về mạch máu
Biến chứng liên quan đến mạch máu lớn có thể gây cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Biến chứng vi mạch gây bệnh võng mạc, suy thận. Biến chứng mạch máu nhỏ, kết hợp với biến chứng thần kinh tự chủ có thể gây rối loạn cương gặp ở 50% nam giới sau 3 – 5 năm mắc bệnh.
Biến chứng khác
Hạ đường huyết, hôn mê do nhiễm toan ceton, hội chứng ngưng thở khi ngủ… cũng là những lý do có thể gây tử vong đột ngột ở người bệnh tiểu đường.
Lời khuyên để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2
Trong bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuyến tụy của bạn vẫn hoạt động nhưng không hiệu quả so với nhu cầu. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang đề kháng insulin và không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng một cách hiệu quả, để lại quá nhiều glucose trong máu.
Đái tháo đường tuýp 2 đôi khi có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và theo dõi mức đường trong máu của bạn. Vì:
Ăn kiêng giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể. Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ và quả ít đường, không ăn đồ chiên xào, ăn thịt nạc và hạn chế uống nước ngọt có ga,…
Cùng với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm đề kháng insulin, cải thiện lượng đường trong máu và kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm cholesterol xấu (LDL-c), tăng cholesterol tốt (HDL-c), từ đó giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch. Bạn dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu bạn thừa cân. Mỗi ngày, dù bận rộn công việc, bạn cũng nên dành ra 30 phút luyện tập nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, đôi khi ăn uống lành mạnh và tập thể dục không đủ để giúp giảm mức đường trong máu xuống. Theo thời gian, insulin trở nên kháng và khả năng chuyển đổi glucose thành năng lượng suy giảm. Khi đó, người bị đái tháo đường tuýp 2 cần sự hõ trợ của thuốc hoặc dòng sản phẩm chức năng.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, sử dụng các hoạt chất tự nhiên có thể giúp cải thiện đáng kể đề kháng insulin ở người bệnh tiểu đường type 2. Điển hình là hoạt chất ALA (alpha lipoleic acid) – thành phần thảo dược chiết xuất từ quả óc chó.
Hoạt chất này mang đến những tác dụng như: cải thiện độ nhạy của Insulin, tăng vận chuyển Glucose vào các tế bào, giảm nồng độ Glucose trong máu, giúp duy trì ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Tại Việt Nam, hoạt chất quý giá này được kết hợp cùng các loại vitamin và khoáng chất trong dòng Thực phẩm chức năng Nutri.S daily Diabetes’s Health.
Đây là một trong số rất ít các sản phẩm hỗ trợ hữu ích để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2, được các chuyên gia Nội tiết đái tháo đường khuyến khích người bệnh sử dụng và coi đó là liệu pháp hỗ trợ điều trị an toàn.