Trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Trầm cảm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vậy mẹ đã biết những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Nutri.S daily nhé!

Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Mang thai là giai đoạn người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc vì bắt đầu thiên chức làm mẹ của mình, nuôi dưỡng đứa con từ những ngày còn là phôi thai trong cơ thể mình.
Đó là điều kỳ diệu! Nhưng không phải phụ nữ nào cũng có cảm giác hạnh phúc đó kéo dài lâu. Rất nhiều người phụ nữ khi mang thai bị trầm cảm nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai bị trầm cảm

Trầm cảm ở phụ nữ mang thai là một hội chứng bệnh tâm lý rất nguy hiểm. Nếu không nhận biết rõ và có cái nhìn cũng như cách chữa trị đúng đắn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mẹ và sự phát triển sau này của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo hội chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai:

  • Rất dễ cáu bực, lo lắng, buồn bã kéo dài
  • Không cảm thấy thích thú hay hào hứng với bất cứ thứ gì xung quanh
  • Khả năng tập trung kém, quên nhiều thứ quan trọng
  • Giấc ngủ bị rối loạn hay ngủ li bì
  • Có ý nghĩ về tự sát, cái chết để giải thoát
  • Thường xuyên đau đầu, đau bụng
  • Có những ý định dùng các chất độc hại như rượu, thuốc lá và ma túy
  • Mệt mỏi quá mức, thậm chí bất cứ lúc nào cũng thấy mệt mỏi
  • Lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn hoặc không muốn ăn gì khi đói

Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai, trong đó theo các chuyên gia sự thay đổi hormone là thủ phạm chính. Sự thay đổi hormone, cự thể là estrogen khiến chị em nhạy cảm hơn, dễ vui dễ buồn dễ cáu gắt và cùng dễ rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng. Dù chỉ là những việc bình thường thi khi mang thai, phụ nữ lại nhạy cảm hơn nhiều.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác cũng góp phần vào việc khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm khi mang thai như: mang thai ngoài ý muốn hoặc chưa sẵn sàng mang thai ở thời điểm hiện tại do có quá nhiều vấn đề phiền toái liên quan mối quan hệ gia đình chồng, tài chính công việc,… Họ chưa cân đối được.

Nguyên nhân chính

Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, cuộc sống vợ chồng có quá  nhiều thay đổi. Sự thay đổi hormone lại càng khiến người phụ nữ nhạy cảm hơn. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, từ cuộc sống vợ chồng son, mọi quan tâm dành cho nhau thì nay họ lại dành thêm sự quan tâm cho đứa con bé bỏng của mình.
Hoặc cũng có thể người chồng cố gắng tài chính lo cho cuộc sống gia đình, thường xuyên đi công tác, không có nhiều thời gian cho vợ khiến phụ nữ cảm thấy cô đơn. Nhiều người nhạy cảm, nghĩ ra nhiều thứ khác, tự đẩy mình vào trạng thái lo âu, phiền muội, lâu dần bị trầm cảm lúc nào không hay.

Một số yếu tố khác dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Ngoài những nguyên nhân chính về thay đổi hormone, chưa sẵn sàng tâm lý mang thai thì còn một số nguyên nhân khác cũng là yếu tố góp phần cho sự phát triển trầm cảm trong thai kỳ. Mẹ bầu và những người thân xung quanh cần đặc biệt lưu ý:

  • Gia đình có tiền sử bị trầm cảm: Nếu gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước khi mang thai chính người phụ nữ cũng  từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm thai kỳ
  • Vấn đề về thai nhi trước đó: Nếu người phụ nữ đã từng bị sẩy thai trong quá khứ hoặc nỗ lực rất nhiều lần để có thai, có thể họ luôn cảm thấy lo lắng về sự an toàn của thai kỳ lần này. Hay những khó khăn trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén khiến mẹ chịu quá nhiều triệu chứng khó chịu, thai nhi phát triển chậm động thai,…

Một số yếu tố khác dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai

  • Căng thẳng từ cuộc sống hằng ngày: Trong thai kỳ nếu cuộc sống của thai phụ có nhiều gây căng thẳng chẳng hạn như mất việc làm, mất mát người thân, ly hôn,… có thể là yếu tố góp phần tạo nên trầm cảm.
  • Thiếu sự hỗ trợ: Không chỉ mối quan hệ với chồng mà những người thân gia đình chồng cũng ảnh hưởng lớn tới sự trầm cảm ở PNMT. Họ khôngnhận  được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân sẽ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
  • Nhớ về ký ức buồn: Những ký ức đau đớn như sống dậy khi phụ nữ mang thai. Đặc biệt ký ức từng bị lạm dụng tình dục, lạm dụng tình cảm, cha mẹ đẻ bỏ rơi,… khiến PNMT buồn, sợ hãi và rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Tài chính: Tài chính khó khăn có thể tăng sự căng thẳng khi phụ nữ đang mang thai.

Trầm cảm ở phụ nữ mang thai là vấn đề lớn, cần sự quan tâm và động viên kịp thời, tích cực từ người chồng và những người xung quanh. Vậy phải làm sao với bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai? Mời bạn đọc tham khảo bài sau của Nutri.S daily.
 

Trả lời

×
×

Cart