Các bài tập thể dục trẻ dậy thì nên tránh

Các bài tập thể dục trẻ dậy thì nên tránh

Đối với trẻ ở tuổi dậy thì, tập thể dục thường xuyên giúp bé phát triển thể chất hoàn hảo, cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng kĩ năng sống. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các bài tập trẻ dậy thì nên tránh để giúp bé phát triển tốt nhất.

1. Tập thể dục có vai trò như thế nào đối với tuổi dậy thì? 

Tập thể dục thường xuyên giúp các bé trong giai đoạn dậy thì phát triển thể chất hoàn hảo.  Chế độ tập luyện hợp lý giúp tiêu hao lượng calo dư thừa, tránh tích tụ mỡ gây béo phì ở trẻ. 

Tập thể dục giúp hệ cơ xương của các bé phát triển, làm giảm nguy cơ loãng xương khi trưởng thành. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục làm tăng cường sự trao đổi chất của não. Nhờ đó, trí nhớ trẻ được cải thiện. Đồng thời, trẻ cũng cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng. 

Tập thể dục làm giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng ở trẻ, chất lượng giấc ngủ được nâng cao, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Tập thể dục mỗi ngày làm tăng khả năng tập trung ở trẻ do oxy được vận chuyển lên não nhiều hơn. Trẻ nhớ bài, thuộc bài nhanh hơn.

2. Những bài tập thể dục cần tránh ở tuổi dậy thì

Tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không biết tập đúng cách, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là một số bài tập thể dục trẻ ở tuổi dậy thì nên tránh 

  • Đứng gánh tạ, nâng tạ quá nặng  : Việc cố gắng gánh tạ nặng quá sức hoặc tập sai kĩ thuật sẽ làm bắp chân bị to ngang nhanh chóng. Sức nặng của tạ đè nén trực tiếp lên khớp sụn sẽ làm kìm hãm sự phát triển của cơ, xương, lớp sụn. Chiều cao của trẻ sẽ không thể phát triển tốt được nếu tập luyện trong thời gian dài. Tập tạ quá nặng tiềm ẩn một số rủi ro như chấn thương lưng, cột sống, bàn tay. Căng cơ là một trong những chấn thương thường gặp nhất, chiếm 40-70%. 
Trẻ gánh tạ nặng quá sức
  • Chống đẩy bằng khuỷu tay: Các lỗi sai cần tránh trong bài tập khi trẻ thực hiện động tác này đó là: nâng mông quá cao hay hạ mông quá thấp. Điều này gây tác động xấu đến cột sống của trẻ. Cần hướng dẫn trẻ điều chỉnh lại động tác tập đúng như sau: 

+ Tay chống vuông góc với mặt sàn, mắt nhìn về phía trước, không ngẩng hay cúi đầu

+ Phần lưng song song với mặt đất. 

+ Gáy, mông, chân tạo với nhau thành một đường thẳng.

Tư thế đúng khi chống đẩy bằng khuỷu tay
  • Bài tập mông: Bài tập đúng kĩ thuật là khi trẻ nâng xương chậu lên, vai và đầu gối phải tạo với nhau một đường thẳng. Đồng thời, co bóp cơ bụng, siết chặt mông trong quá trình tập để đạt hiệu quả cao.  Nếu trẻ cong lưng sẽ gây cong vẹo và đau cột sống.
Tư thế tập mông đúng kỹ thuật 
  • Bài tập chống đẩy: Đây là bài tập trẻ hay gặp nhiều lỗi sai kỹ thuật nhất. Các lỗi thường gặp có thể kể đến là chống đẩy hạ tay không đủ thấp, điều này khiến lực tác động vào cơ bắp tay, cơ vai. Lưng không thẳng, mông nâng cao sẽ gây đau lưng, tác động xấu đến cột sống. Khoảng cách hai tay quá gần hoặc quá xa. Tư thế đúng là hạ tay tạo góc 90 độ, giữ vai, lưng và mông thẳng hàng; tay thẳng vai, khuỷu tay ép sát hông
Giữ khoảng cách tay đúng khi chống đẩy 

 

3. Lưu ý khi tập thể dục ở tuổi dậy thì

Ngoài việc tập luyện, chú ý các bài tập nên tránh ở tuổi dậy thì, các bé cũng cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

  • Thực đơn hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, K2…
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn
  • Trẻ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 10h tối. 

 

Ở độ tuổi dậy thì, trẻ có rất nhiều những thay đổi trên cơ thể. Muốn trẻ phát triển khỏe mạnh và có một vóc dáng cân đối, các bậc cha mẹ hãy giúp bé lựa chọn những bài tập phù hợp và lưu ý những bài tập thể dục nên tránh ở tuổi dậy thì nhé!

×
×

Cart