Mẹ bầu hầu như đều rõ tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng rõ về cân nặng của thai nhi phát triển như thế nào, ở giai đoạn nào thai nhi cần nặng bao nhiêu kg là hợp lý. Hãy để Nutri.S Mom giúp mẹ qua bài dưới đây nhé
Cân nặng của thai nhi ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Cân nặng của thai nhi sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố như:
- Di truyền
- Tuổi mang thai của mẹ
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
- Mẹ mắc phải bệnh lý: Nếu mẹ bị béo phì hay đái tháo đường thai kỳ, viêm gan B,.. thì cân nặng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
- Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé có thể cũng nhẹ hơn bình thường.
Cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần
Cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần là một trong những yếu tố để bác sĩ xác định thai nhi có phát triển bình thường hay không. Đây cũng là những điều mẹ bầu cần phải quan tâm mỗi lần siêu âm thai vì ngay từ những tuần đầu thai kỳ, em bé đã có những chỉ số cân nặng, chiều dài khác nhau.
Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm cho thấy em bé của mẹ đang nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường một chút thì các mẹ cũng không cần lo lắng quá vì kết quả này chỉ mang tính chất tương đối.
Dưới đây là bảng chuẩn cân nặng, chiều cao của thai nhi theo từng tuần thai, mẹ cùng tham khảo nhé:
Tuần | Chiều dài | Cân nặng | Tuần | Chiều dài | Cân nặng | |
Tuần 8 | 1.6 cm | 1 g | Tuần 25 | 34.6 cm | 660 g | |
Tuần 9 | 2.3 cm | 2 g | Tuần 26 | 35.6 cm | 760 g | |
Tuần 10 | 3.1 cm | 4 g | Tuần 27 | 36.6 cm | 875 g | |
Tuần 11 | 4.1 cm | 7 g | Tuần 28 | 37.6 cm | 1005 g | |
Tuần 12 | 5.4 cm | 14 g | Tuần 29 | 38.6 cm | 1153 g | |
Tuần 13 | 7.4 cm | 23 g | Tuần 30 | 39.9 cm | 1319 g | |
Tuần 14 | 8.7 cm | 43 g | Tuần 31 | 41.1 cm | 1502 g | |
Tuần 15 | 10.1 cm | 70 g | Tuần 32 | 42.4 cm | 1702 g | |
Tuần 16 | 11.6 cm | 100 g | Tuần 33 | 43.7 cm | 1918 g | |
Tuần 17 | 13 cm | 140 g | Tuần 34 | 45 cm | 2146 g | |
Tuần 18 | 14.2 cm | 190 g | Tuần 35 | 46.2 cm | 2383 g | |
Tuần 19 | 15.3 cm | 240 g | Tuần 36 | 47.4 cm | 2622 g | |
Tuần 20 | 16.4 cm | 300 g | Tuần 37 | 48.6 cm | 2859 g | |
Tuần 21 | 25.6 cm | 360 g | Tuần 38 | 49.8 cm | 3083 g | |
Tuần 22 | 27.8 cm | 430 g | Tuần 39 | 50.7 cm | 3288 g | |
Tuần 23 | 28.9 cm | 501 g | Tuần 40 | 51.2 cm | 3462 g | |
Tuần 24 | 30 cm | 600g |
Thai nhi thừa, thiếu cân có sao không?
Thai nhi quá to là một trong những nguyên nhân khiến việc sinh nở trở nên khó khăn và thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, hạ thân nhiệt,…
Hơn nữa, sau này nếu không có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì cùng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm,…
Ngược lại, nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi sinh ra, em bé có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Bên cạnh đó, do sức đề kháng kém nên bé dễ mắc phải các chứng bệnh khác như: đa hồng cầu, viêm phổi, hạ đường huyết, giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân,.…
Trên đây là tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh bé thiếu – thừa cân thì cũng không nên quá lo lắng vì mẹ có thể điều chỉnh cân nặng của trẻ theo khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nhé!