Đái tháo đường còn được gọi là căn bệnh nhà giàu, và được coi là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến, và đang gia tăng nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thường rất phức tạp, nhưng phần lớn nguyên nhân là do thừa cân, béo phì và ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống có gas,nghiện game và tivi…
Trong đó, chủ yếu là đái tháo đường tuýp 2, chiếm khoảng trên 90%.
Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2015 có 400 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong năm 2015, đái tháo đường gây ra tử vong cho 5,1 triệu người và tổn thất khoảng 600 triệu USD cho các chi phí về chăm sóc và thăm khám sức khỏe.
Nếu không có hành động quyết liệt để phòng ngừa thì bệnh đái tháo đường tuýp 2, sẽ có khả năng gia tăng nhanh chóng lên tới 700 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trong vòng 25 năm tới, đây quả là một con số rất đáng báo động.
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra rất nhiều cảnh báo rằng: đái tháo đường hiện sẽ trở thành một trong những nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới vào năm 2025.
Nhưng nguy cơ tiềm ẩn
Đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2 sẽ trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển cũng như các nước phất triển hiện nay do nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch.
Những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh Đái tháo đường như: gây ra mù lòa, cắt cụt chi và tổn thương thận. Việc thiếu kiến thức về bệnh tiểu đường cùng với việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ tham khám cũng như tâm lý ngại khám chữa của người dân có thể dẫn đến các biến chứng trên.
Đi từ gốc dinh dưỡng gây ra đái tháo đường tuýp 2
Tiến Sĩ Quang cho biết đái tháo đường là một dạng bệnh về chuyển hoá nội tiết và đã là bệnh chuyển hoá thì ta phải điều trị về chuyển hoá, đó là từ chất dinh dưỡng như: tinh bột, đạm, mỡ…. Việc điều chỉnh các chất trong quá trình chuyển hoá nó là rất quan trọng.
Nhờ vậy trong thực tế điều trị tiểu đường cũng là sự thay đổi về lối sống, hành vi, dinh dưỡng, cách tập luyện đó sẽ là nền tảng cho quá trình điều trị và sống chung với bệnh tiểu đường. Đó là cả một quá trình lâu dài và phải sống chung với thuốc và điều trị chứ không phải chỉ một thời gian ngắn.
Tiến Sĩ Quang cho biết, dinh dưỡng luôn được xem là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường. Trong việc phòng chống bệnh tiểu đường, việc điều trị hiện nay vẫn là dinh dưỡng, tập luyện chứ không phải là thuốc nên biện pháp quan trọng nhất và cần tập trung nhất vẫn là dinh dưỡng, tập luyện cho bệnh nhân
Cảnh báo về đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ nhỏ
Với các trường hợp tiểu đường ở trẻ nhỏ, Tiến Sĩ Quang cho biết rằng : có những em bé 11, 12 tuổi đã bị tiểu đường tuýp 2 , do các cháu suốt ngày các cháu chỉ học, không có thời gian tập luyện. Bên cạnh đó là ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng cao như: bánh mì, xôi thịt, thức ăn nhanh, kết hợp với nước ngọt vv…
Khi các cháu vào viện bắt buộc phải tiêm insulin nhưng sau khi được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tư vấn kỹ về dinh dưỡng và chế độ tập luyện thì có những cháu 5 năm không phải dùng thuốc nữa.
Để làm được những điều như vậy bố mẹ phải làm cùng con cho con chế độ dinh dưỡng phù hợp, hãy tạo điều kiện cho bé được đi tập thể dục.
Nếu bố mẹ không quyết tâm cùng con trong điều trị đái tháo đường tuýp 2, thì cũng không có tác dụng bởi vì trẻ nhỏ quá , các cháu thực sự chưa ý thức được bệnh tật mức độ nguy hiểm bệnh đái tháo đường.
Một số quan niệm sai lầm về thực phẩm dành cho người tiểu đường
Trong tinh bột có thể từ cơm gạo, khoai sọ, miến dong… Tuy nhiên, có bệnh nhân dù bác sĩ hướng dẫn không để ý nhưng khi được bệnh nhân khác rỉ tai ăn miến dong thì lại cứ đi ăn miến dong.Trong khi đó, trong ngành y miến dong chỉ sử dụng cho các bệnh nhân bị bệnh thận. Lượng tinh bột ở miến dong còn cao hơn ăn phở.
Tiến Sĩ Quang vẫn gặp bệnh nhân đường huyết cao, người vẫn tăng cân dù bệnh nhân nói đã hạn chế ăn cơm thậm chỉ nhịn cơm nhưng khi hỏi ra thì bệnh nhân chuyển từ cơm sang ăn khoai sọ, khoai môn hàng ngày.
Tiến Sĩ Quang cho biết, đây là quan niệm sai lầm bởi vì khoai sọ dù gây tăng đường huyết chậm hơn cơm trắng nhưng nếu ăn quá dư thừa thì vẫn gây tăng đường huyết. xem thêm tại đây