Trầm cảm có thể khiến phụ nữ mang thai bị sẩy thay, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt hoặc sau sinh thai nhi bị tự kỷ, chậm phát triển,… Phải làm sao khi phụ nữ mang thai bị trầm cảm là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Nutri.S daily sẽ giúp bạn đọc qua bài viết dưới đây!
Phụ nữ mang thai bị trầm cảm
Trầm cảm không đơn giản chỉ là cảm giác chán nản hay buồn bã, thất vọng mà nó là một bệnh lí của não bộ. Trầm cảm bao gồm những rối loạn định kì về cảm xúc, giấc ngủ, sự tập trung, hoạt động, cảm nhận thức ăn và thái độ cư xử
Trầm cảm khiến phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái tiêu cực. Không những vậy, trầm cảm còn có thể là nguyên nhân khiến chị em bị sẩy thai, sinh non, thai nhi khi sinh ra có thể bị chứng bệnh tự kỷ, chậm phát triển, hở hàm ếch,… Sau sinh, trẻ có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, rối loạn hành vi,…
Phải làm sao khi phụ nữ mang thai bị trầm cảm?
Việc sớm phát hiện và điều trị hội chứng trầm cảm khi mang thai giúp giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm sau sinh. Để giúp mẹ bầu vượt qua hội chứng này cần sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, người thân yêu xung quanh và bác sĩ trị liệu. Hãy tích cực để mẹ bầu sẻ chia, được giã bày tâm tư và suy nghĩ, bức xúc trong lòng.
Trong đó, người chồng đóng vai trò quan trọng nhất trên hành trình giúp người vợ đang mang trong cơ thể giọt máu của mình vượt qua giai đoạn khó khăn này. Người chồng cần quan tâm đến và sẻ chia với vợ nhiều hơn, cảm thông những nỗi lo của cô ấy với mọi thứ xung quanh, kể cả việc hòa nhập gia đình chồng.
Nếu sự hỗ trợ tích cực từ chồng và những người thân yêu xung quanh không đem lại hiệu quả. Thấy thai phụ có ý định tự sát hay mất đi phương hướng, hoảng loạn thì tốt nhất nên đưa mẹ bầu đi gặp bác sĩ tâm lý để lắng nghe tư vấn vaf được giúp đỡ bằng cách tốt nhất.
Mẹ bầu cần làm gì để tránh bị trầm cảm?
Để mẹ bầu vượt qua thời kỳ mang thai tốt nhất, an toàn cho sức khỏe – tính mạng cả mẹ và bé là cả một sự nỗ lực và cố gắng có cái nhìn tích cực về cuộc sống, đơn giản hóa mọi vấn đề, sẻ chia nhiều hơn.
Cụ thể như sau:
Thay đổi hoạt động hằng ngày: Mẹ bầu ngoài đi làm như bình thường có thể tối về đọc sách, đi bộ nhẹ nhàng, mát xa, chăm sóc cây cỏ hoa lá để quên đi lo lắng và lấy lại cân bằng cuộc sống.
Sẻ chia: Khi mang thai, mẹ bầu thường hay lo lắng rất nhiều thứ. Lúc này, hãy chia sẻ với chồng hay với người thân thiết để giải tỏa lo âu đó. Họ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy được đồng cảm, giúp mẹ thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Nhìn nhận vấn đề đơn giản: Khi mang thai, bản thân mẹ rất mệt vì nuôi thêm 1 sinh linh nữa trong cơ thể mình, nhiều bé cũng rất “nghịch” khiến mẹ mệt mỏi. Lúc này, mẹ đừng ôm đồm nhiều việc mà hãy dành thời gian cho bản thân và bé yêu nhiều hơn là dọn dẹp nhà cửa như trước nhé.
Thư giãn: Trong thai kỳ, bác sĩ thường khuyên mẹ nên đọc sách, nghe nhạc tích cực để khi em bé sinh ra cũng sẽ có suy nghĩ tích cực. Mẹ có thể nghe dòng nhạc cổ điển mỗi ngày và nhớ ngủ đủ giấc để có tâm trạng tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ ăn uống xuyên suốt thai kỳ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho 2 mẹ con mà vẫn lành mạnh. Mẹ có thể ăn socola đen vì chúng có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Từ đó, giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai và giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
Tập luyện thể thao nhẹ nhàng: Mẹ bầu hãy cố gắng duy trì luyện tập thể thao nhẹ nhàng, đây cũng là cách tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Đặc biệt, những bài tập yoga chuyên sâu dành cho bà bầu sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.
Bài viết của Nutri.S daily hi vọng đã giúp bạn đọc biết và trả lời được băn khoăn phải làm sao khi phụ nữ mang thai bị trầm cảm. Bản thân mẹ bầu cần suy nghĩ tích cực, sẻ chia nhiều hơn với mọi người xung quanh. Và mọi người thân yêu, nhất là chồng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến mẹ bầu.