Tập thể dục được chứng minh có lợi cho sức khỏe đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, với bệnh nhân đái tháo đường, các bài tập thể dục còn mang ý nghĩa lớn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận có thể để lại hậu quả. Dưới đây là những lời khuyên khi tập thể dục cho người bệnh tiểu đường.
Lợi ích tập thể dục cho người tiểu đường
Tập thể dục đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Giúp kiểm soát lượng glucose trong máu, hạn chế nguy cơ biến chứng (nhất là các biến chứng tim mạch).
- Góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh tiểu đường.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, tăng HDL, giảm LDL, giảm cân, giảm huyết áp, giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch.
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể của người bệnh tiểu đường.
Lời khuyên khi tập thể dục dành cho người bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, nếu không tập luyện đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là những tổn thương trong quá trình tập có thể khiến họ phải cắt cụt chi. Để việc tập luyện mang lại tất cả lợi ích, bệnh nhân đừng quên những lời khuyên dưới đây:
Lựa chọn đúng bài tập phù hợp sức khỏe của mình
Người bệnh cần nắm bắt được các bài tập thể dục tốt cho mình: đi bộ hay đạp xe, đi bộ nhanh hay yoga, tai chi,… Vì khoa học đã chứng minh, các bài tập yoga hay thói quen đi bộ đúng cách là phương pháp điều trị không dùng thuốc, giúp người bệnh tiểu đường có thể giữ đường huyết ở mức ổn định.
Còn hạy bộ là một trong những bài tập dễ thực hiện, ít phải phối hợp nhiều động tác và phù hợp với số đông người bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh chạy bộ thường xuyên sẽ giúp trái tim khỏe mạnh và làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch, cần lưu ý điều chỉnh tốc độ chạy hợp lí để không làm tim hoạt động quá sức.
Các bài tập tạ, chạy tốc độ nhanh có thể giúp đốt cháy lượng lớn chất béo, nhưng nó cũng làm tăng đường huyết. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện.
Lựa chọn thời điểm luyện tập để kiểm soát đường huyết
Nếu như bạn đang bắt đầu tập một môn thể dục mới, hãy lưu ý thời điểm tập. Bạn không nên bắt đầu các bài tập khi lượng đường trong máu ở mức lớn hơn 180mmg/dL hoặc dưới 80 mmg/dL vì có khả năng làm tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm. Lúc này cơ thể của bạn đang tràn đầy năng lượng, chỉ số đường huyết cũng ở mức thăng bằng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập để giữ cho chỉ số đường huyết tiếp tục ổn định suốt cả ngày.
Đo đường huyết thường xuyên
Hãy lập kết hoạch tập luyện bằng cách viết ra mốc thời gian tập cụ thể trong ngày. Đồng thời, bạn nên có một chiếc máy đo đường huyết trước và sau khi tập luyện. Nếu như đường huyết vẫn tiếp tục tăng cao sau quá trình tập luyện, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm bổ sung insulin.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục khi chưa ăn nhiều
Các chuyên gia về thể dục khuyên người bệnh không nên ăn quá no trước khi tập luyện. Bạn nên thực hiện các bài tập vào buổi sáng khi mà trong dạ dày còn trống rỗng, bởi vì quá trình tập luyện sẽ giúp đốt cháy lượng chất béo.
Sau một đêm không ăn, mọi năng lượng khi ngủ của cơ thể đều được cung cấp nhờ glucose, như vậy quá trình tập luyện lúc này hoàn toàn có thể lấy đi chất béo làm nhiên liệu thay thế.
Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp
Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện, để phòng tránh nguy cơ tụt đường huyết do tập luyện quá mức.
Sau quá trình luyện tập, nếu bạn bị tụt đường huyết thì có thể bổ sung bằng cách ăn các loại thực phẩm nhiều calo như: một ly sữa hay một chiếc bánh sandwich, bơ đậu phộng,… Chúng giúp phục hồi chỉ số đường huyết nhanh chóng.
Khi nào không nên tập thể dục
Người bị bệnh tiểu đường loại 1 nên tạm dừng tập thể dục khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone niệu trước khi tập. Nếu không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập.
Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài tạm dừng việc tập luyện lại khi có bệnh cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, …
Tạm ngưng việc tập thể dục khi
Người bị tiểu đường nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng: đau tức ngực, khó thở, uể oải, chóng mặt, mệt khác thường, tim đập nhanh, ra mồ hôi quá nhiều.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩ để có sự giúp đỡ kịp thời.
Những nguyên tắc khi tập thể dục cho người tiểu đường:
Dưới đây là những nguyên tắc mà bất cứ bệnh nhân đái tháo đường nào cũng cần tuân theo khi tập luyện để đảm bảo an toàn sức khỏe chính mình:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục. Từ đó, chọn ra loại hình thể dục thích hợp mà mình cảm thấy hứng thú nhất
- Khi bắt đầu tập chỉ tập ít thời gian, về sau mới tăng dần tới 30 – 60 phút
- Luôn mang theo thực phẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong máu xuống quá thấp sẽ bổ sung ngay.
- Mang theo người giấy tờ hoặc thẻ chứng minh, đề phòng trường hợp bị đưa đi cấp cứu gấp
- Uống nhiều nước trong khi và sau khi tập
- Bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa vặn, êm, thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thuơng hay da bị rộp, phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng nghiêm trọng phải cắt cụt chi
Như vậy, tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu. Nếu người bệnh tập đúng cách thì sẽ góp phần tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hi vọng rằng, với những lời khuyên khi tập thể dục cho người tiểu đường trên, bạn sẽ tìm thấy phương pháp tập luyện khoa học và phù hợp.