Rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý của riêng người bệnh mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Do những phiền toái, hậu quả mà nó mang lại. Vậy rong kinh là gì? Rong kinh gây ra hậu quả gì?
Rong kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường khi người phụ nữ đến tuổi dậy thì. Bình thường kinh nguyệt kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày, tuy nhiên có nhiều trường hợp kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mỗi chu kỳ vượt quá 80ml trong 1 chu kỳ thì được gọi là rong kinh.
Rong kinh được chia làm 2 tình trạng là: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể:
- Rong kinh cơ năng là hiện tượng chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, có lượng máu ra nhiều vượt quá mức bình thường do sự rối loạn nội tiết tố cơ thể và rối loạn đông máu.
- Rong kinh thực thể là hiện tượng xảy ra khi chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, do những tổn thương ở cổ tử cung và buồng trứng như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Chị em cần phân biệt rõ rong kinh và rong huyết, chúng là 2 hiện tượng khác biệt, không thể đồng nhất chúng lại với nhau:
- Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài từ buồng tử cung với lượng nhiều và có tính chu kì.
- Rong huyết là tình trạng máu chảy từ âm đạo, nó không có tính chu kì và lượng máu khi bị rong huyết ra ít hơn.
Phụ nữ bị rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng, do đó cần được điều trị kịp thời.
Triệu chứng rong kinh là gì?
Không khó để nhận biết bạn có bị rong kinh hay không. Dựa vào một số triệu chúng rõ ràng dưới đây, bạn có thể biết mình có đang bị rong kinh:
- Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
- Kinh nguyệt ra rất nhiều, kéo dài nhiều giờ, nhiều đến nỗi ướt đẫm băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ
- Mỗi lần thay băng lại phải dùng một lúc 2 cái băng
- Ban đêm vẫn cần dậy thay băng do ra quá nhiều kinh nguyệt
- Kinh nguyệt gồm cả những cục máu đông khá lớn
- Bụng dưới bị đau liên tục
- Khi đến kì kinh nguyệt cảm thấy rất mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, có những triệu chứng của bệnh thiếu máu
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều nhau
Nguyên nhân của bệnh rong kinh là gì?
Trong một số trường hợp, người ta không biết được nguyên nhân gây nên bệnh rong kinh khiến chị em phụ nữ khó chịu. Nhưng giới chuyên gia cũng đưa ra những nguyên nhân thông thường. Bao gồm có:
Rối loạn nội tiết tố
Để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh diễn ra bình thường thì cần có sự cân bằng giữa nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Nếu vì một lý do nào đó, mất đi sự cân bằng này thì màng tử cung sẽ dày lên nên khi tróc tạo ra nhiều kinh nguyệt hơn bình thường.
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố này thường xảy ra nhiều nhất ở những cô gái tuổi dậy thì và phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Đối với những người phụ nữ có thể trạng yếu, sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Hay những người phụ nữ dử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh,…
Sau sinh nở
Sau kỳ sinh nở, phụ nữ dễ mắc các chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nên có thể bị rong kinh
Phá thai không an toàn
Phá thai không an toàn nên viêm nhiễm ở tử cung, cổ tử cung, âm đạo,… gây ra rong kinh.
Do mắc các bệnh phụ khoa
Những bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, các bệnh ung thư tử cung, cổ tử cung, nội mạc tử cung,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh rong kinh.
Biến chứng bệnh rong kinh là gì?
Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:
Thiếu máu
Những phụ nữ bị rong kinh rất dễ bị thiếu máu vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếu. Bệnh thiếu máu sẽ làm chị em dễ bị mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt,…
- Bị đau bụng dữ dội khi có kinh
- Khó thụ thai
- Toxic shock syndrome
Đây là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt cao, tiêu chảy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân bị tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm.
Điều trị rong kinh như thế nào?
Nếu rong kinh trong thời gian dài, nếu không điều trị kịp thời bạn có thể bị đe dọa về sức khỏe, tinh thần, thậm chí nguy hiểm cả tính mạng. Các bác sỹ có thể kết hợp giữa estrogen và Progestogen để giảm chảy máu kinh nguyệt, bằng một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau Mefenamic axit ponstan: thuốc có tính giảm viêm, làm giảm chảy máu và hết đau
Viên sắt: Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu
Thuốc Tranexamic axit (cykloklapron): thuốc làm giảm 50% sự đông máu và chảy máu. Nhưng cần đặc biệt lưu ý vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ như: chuột rút, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu
Tiêm hormone: Tiêm hormone nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng một lần vào cánh tay hoặc phía trên mông
Que cấy ghép: que này được dùng để cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể giúp kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5 đến 6 mm. Việc cắt bỏ cổ tử cung để dừng kinh nguyệt vĩnh viễn thường áp dụng cho những bệnh nhân đã qua thời kỳ sinh đẻ.
Lưu ý dành cho phụ từ tiền mãn kinh và mãn kinh
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, hiện tượng rong kinh này có thể do sự mất cân bằng nôi tiết tố trong cơ thể. Do vậy, cách tốt nhất là chị em nên lựa chọn dòng sản phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết tố nữ. Chị em lưu ý chọn dòng sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên để không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ.
Bài viết trên đây hi vọng đã giúp chị em hiểu rong kinh là gì và những triệu chứng có thể gặp phải, tác hại, cách điều trị. Hơn hết, chị em nên tự theo dõi và thăm khám bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi sử dụng thuốc.