Sự phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển trí não của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kỳ diệu. Để hiểu rõ hơn, mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nutri.S daily nhé!
Theo Tiến sĩ Lynn Singer thuộc trường Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ): quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi diễn ra hết sức phức tạp và tốc độ phát triển của nó được tính bằng từng phút ngay từ những tuần thai đầu tiên. Sau đó, não sẽ không ngừng phát triển nhanh cho đến khi bé được sinh ra và lớn lên. Đến thời điểm bé được 2-3 tuổi, não của trẻ vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành.

Sự phát triển trí não của thai nhi qua từng giai đoạn

Từ tuần 03 đến tuần 06

Ngay từ tuần thứ 02 của thai kì, một điểm đen đã xuất hiện ở phía sau của phôi thai, đánh dấu vị trí của tủy sống. Đến tuần tuổi thứ 3 và thứ 4, ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ, chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai.

Từ tuần 03 đến tuần 06

Tuần thứ 07  đến tuần 11

Ống thần kinh chạy dọc theo lưng thai nhi sẽ đóng kín, kích thước của não phát triển mạnh – hai bán cầu não hình thành, các tế bào thần kinh phân nhánh và kết nối với nhau. Ở tuần thứ 8, thai nhi đã bắt đầu có những cảm nhận về nhịp đập của trái tim mẹ và một vài tương tác từ bên ngoài. Khi được bố mẹ trò chuyện, cho nghe nhạc,.. bé sẽ có phản ứng.

Tuần thứ 07  đến tuần 11

Sang đến tuần thứ 9, vỏ não của thai nhi phát triển, điều khiển các khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ, suy nghĩ về sau. Từ tuần thứ 11 trở đi, thần kinh tủy sống bắt đầu căng ra từ tủy sống, các tế bào thần kinh và tế bào mô đệm thần kinh phát triển nhanh chóng.

Tuần 13 đến tuần 15

Đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng của các tế bào thần kinh, mỗi phút có khoảng 250,000 tế bào thần kinh được sản sinh. Thai nhi có nhiều cử động và hành vi phản xạ trong bụng mẹ. Sang tuần thứ 12, vùng ngoài của hai bán cầu não phát triển. Đến tuần thứ 15, số lượng tế bào thần kinh của bé đã tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành.

Tuần 13 đến tuần 15

Tuần thứ 20 trở đi

Từ tuần thứ 20, khối lượng và kích thước não tăng gấp 6 lần, hàng triệu tế bào thần kinh vận động, hình thành và tạo thành liên kết thần kinh với các cơ. Các tế bào thần kinh này chuyên biệt hóa, tạo thành 5 giác quan nên thai nhi sẽ có một số hoạt động và cảm nhận sinh động trong bụng mẹ.

Tuần thứ 20 trở đi

Tuần thứ 28

Lúc này, não bộ của thai nhi đã bắt đầu xuất hiện vài nếp gấp trên bề mặt và phát triển thành những nếp cuộn và các rãnh sâu ở những tuần tiếp theo. Giai đoạn này, hệ thần kinh bắt đầu 2 quá trình chính cho hệ thần kinh hoàn chỉnh – quá trình tạo khớp nối và quá trình myeline hoá.

Tuần thứ 28

Tuần 32 đến tuần 36

Đây là giai đoạn não bộ không ngừng hoàn thiện, có trọng lượng bằng ¼ não người trưởng thành. Cụ thể, từ tuần thứ 32, các liên kết giữa tế bào thần kinh tiếp tục hình thành với tốc độ rất nhanh, kích thước não cũng tăng. Đến khi sinh ra, não bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau.

32 đến tuần 36

Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển trí não của thai nhi

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi bao gồm: gen, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, tâm lý của người mẹ trong thai. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và việc trò chuyện hàng ngày với thai nhi cũng sẽ tạo nên những xung truyền tốt cho bé trong giai đoạn phát triển não bộ.
Trong chế độ dinh dưỡng, acid folic là một yếu tố quyết định sự khiếm khuyết ống thần kinh và để lại những di chứng thần kinh nặng nề cho trẻ như dị tật ống thần kinh thai nhi. Do đó, mẹ không nên để thiếu hụt acid folic ngay từ khi có ý định mang thai, trong thai kỳ và cho con bú.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thiếu sắt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi của bé về sau.  Hay những chất có hại như coca in và các chất gây nghiện sẽ làm em bé sinh ra với khả năng ghi nhớ và nhận biết kém hơn.

Sự phát triển trí não của thai nhi qua từng giai đoạn thực sự vô cùng diệu kỳ đúng không các mẹ. Các mẹ hãy nắm vững quá trình này để có sự chuẩn bị tốt nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển hoàn thiên não bộ của bé nhé!

 

Để lại một bình luận