Theo nghiên cứu, yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ là dinh dưỡng chiếm 32%, tập luyện 20%, gen di truyền chỉ quyết định 23%, còn lại là do môi trường sống, tâm lý, bệnh tật… Do vậy, bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì là sự kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, trẻ vẫn có thể cao dù bố mẹ không cao.
Cha mẹ nào cũng muốn con cao lớn – khỏe mạnh – thông minh và chắc hẳn chẳng có Teen nào muốn bị gọi là “nấm lùn”. Vóc dáng “nấm lùn” không chỉ khiến cho trẻ thiếu tự tin mà còn làm mất đi nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống, đặc biệt những công việc đòi hỏi chiều cao.
Đâu là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao?
Có ba giai đoạn cơ thể tăng chiều cao rất nhanh, đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Giai đoạn dậy thì (Nữ từ 10 – 16 tuổi, Nam từ 12 – 18 tuổi) quyết định 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ, sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm/1 năm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Sau tuổi Teen, chiều cao của trẻ phát triển chậm lại, sức tăng không đáng kể. Chính vì vậy, Đừng bỏ lỡ tuổi dậy thì Giai đoạn vàng để phát triển chiều cao.
Bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì là gì?
– Dinh dưỡng khoa học là yếu tố quyết định giúp trẻ nâng cao tầm vóc. Nhật Bản được xem là một ví dụ điển hình về cải thiện chiều cao. Đối với người Nhật, chiều cao không chỉ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài mà nó còn đại diện cho cả tinh thần, thể diện của quốc gia.
Chính vì vậy, bằng sự nỗ lực của cả một dân tộc, từ một đất nước gắn liền với tên gọi “Nhật lùn” vì chiều cao trung bình của người Nhật còn chưa tới 1m50, thì giờ đây, Chính phủ Nhật Bản đã nâng chiều cao trung bình của người dân lên 10cm sau 40 năm, đạt mức 1m72 với nam và 1m57 với nữ, chỉ kém chiều cao trung bình thế giới 5cm.
Theo PGS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, yếu tố quan trọng tạo nên cuộc Cách mạng tăng trưởng chiều cao thành công của người Nhật là coi trọng “cân bằng dinh dưỡng”.
Nhịn ăn, ăn kiêng đều không tốt cho sức khỏe của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giữa “chất và lượng” sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, để hỗ trợ cho sự phát triển của xương, cần cung cấp đủ lượng protein và canxi cho trẻ từ một số loại thực phẩm như sữa, đậu, cá, thịt nạc, rau xanh và trái cây tươi.
Một điều các mẹ cần lưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì ở nam và nữ là khác nhau, nam cần ít nhất 2500-2800 calo và nữ cần 2200 calo mỗi ngày để đáp ứng năng lượng cho cơ thể.
Trong giai đoạn này, nếu các bé gái cần bổ sung các chất dinh dưỡng để có một làn da sáng mịn, một vóc dáng eo thon cân đối thì các bé trai lại cần những chất dinh dưỡng giúp phát triển cơ bắp, thân hình cường tráng.
Chính vì vậy, các mẹ nên lựa chọn dinh dưỡng khoa học chuyên biệt cho nam và nữ tuổi dậy thì để đảm bảo quá trình phát triển toàn diện tuổi dậy thì của trẻ.
– Ngoài chế độ dinh dưỡng, trẻ cần có chế độ vận động hợp lý. Tập luyện thể thao là điều cần thiết để thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao trong suốt những năm tuổi dậy thì.
Thể thao giúp Teen kéo dài cơ thể, đẩy mạnh sự phát triển của xương và cơ bắp. Một số môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao như: bơi lội, đạp xe, bóng rổ, cầu lông… Luyện tập thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu.
– Bên cạnh đó, các mẹ hãy giúp trẻ tạo thói quen “ngủ đủ giấc và đúng giờ”. Thời gian ngủ là lúc tuyến yên sẽ sản sinh ra các hormone tăng trưởng, kích thích sự phát triển của xương và cơ một cách tốt nhất. Do vậy, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không thức khuya quá 23 giờ sẽ là một trong những bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả.
Việc kết hợp 3 yếu tố dinh dưỡng, thể thao, thói quen sinh hoạt khoa học chính là những bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì mà các bậc cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ có được tầm vóc lý tưởng sau này. Đồng thời, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ TPCN hỗ trợ tăng trưởng chiều cao chuyên biệt dành riêng cho nam, nữ tuổi dậy thì để việc phát triển chiều cao cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.